NGUYỄN TIẾN HANH
1. Tổng Quát
Họ Hồng Bàng
Khởi từ vua
đầu tiên của nước ta là Kinh Dương Vương (Lộc Tục), truyền ngôi cho con là Lạc
Long Quân (Sùng Lãm). Lạc Long Quân lấy nàng Âu Cơ sinh ra một bọc trăm trứng,
nở ra một trăm con. Người con trưởng được tôn lên làm vua, hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu, chia nước ra làm 15 Bộ
(tương đương với bộ lạc). truyền được 18 đời.
Nhà Thục (258-208
trước Tây Lịch)
Năm 258 trước
Tây Lịch, cuối đời vua Hùng Vương thứ 18, Thục Phán, thủ lãnh bộ lạc Tây Vu ở về
phía bắc đem quân đánh lấy nước Văn Lang, đặt tên nước là Âu Lạc, thống nhất
hai bộ tộc Âu Việt và Lạc Việt, đóng đô ở Phong Khê (thành Cổ Loa, Hà Nội bây
giờ).
Nhà Triệu (207-111
trước Tây Lịch)
Năm 208 trước
Tây Lịch, Triệu Đà là người Tàu, đang cai quản quận Nam Hải (Quảng Đông), mang
quân sang đánh lấy nước Âu Lạc, sáp nhập nước Âu Lạc vào quận Nam Hải thành nước
Nam Việt, đóng đô tại Phiên Ngung (Quảng Đông). Nước ta kể như lệ thuộc người
Tàu từ đây, mặc dù nhà Triệu vần cho xã hội Âu Lạc cũ của các Lạc tướng tự trị.
Nhà Triệu làm vua nước Nam Việt được 5 đời.
Nội thuộc Nhà
Hán (111 trước Tây Lịch- 938 sau Tây Lịch)
Năm 111 trước
Tây Lịch, vua nhà Hán sai tướng là Lộ Bác Đức sang đánh lấy nước Nam Việt, đặt
chế độ quận huyện, trực tiếp cai trị và đồng hóa dân tộc ta.
Thế là kể từ
thời nhà Triệu cho đến năm 938 sau Tây Lịch là năm vị anh hùng Ngô Quyền đứng
lên đánh đuổi quân Nam Hán giành lại nền tự chủ vĩnh viễn cho dân tộc, tính ra
là trên 1000 năm Bắc thuộc. Trong suốt thời gian dài trên 1000 năm này, không
triều đại nào của Tàu mà dân ta không có người nổi dậy chống lại. Mạnh mẽ nhất
là cuộc khởi nghĩa của hai bà Trưng (năm 41-43 sau Tây Lịch) vào thời nhà Đông
Hán; cuộc khởi nghĩa của bà Triệu Thị Trinh (năm 248) vào thời nhà Đông Ngô; cuộc
khởi nghĩa của Lý Bí, Triệu Quang Phục, Lý Phật Tử, lập nên nhà Tiền Lý
(544-602) lập ra nước Vạn Xuân vào thời nhà Lương; cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc
Loan tức Mai Hắc Đế (722) và Phùng Hưng tức Bố Cái Đại Vương (791) vào thời nhà
Đường…
Thời đại Tự Chủ
(từ năm 939 đến nay)
Trong thời
đại kéo dài trên 1000 năm này, không triều đại nào bên Tàu (Tống, Nguyên, Minh
Thanh) mà không mang quân sang đánh nước ta, tất cả đều đại bại.
Nhìn lại suốt
chiều dài lịch sử nước ta, có 3 cuộc kháng chiến đáng kể, mang nhiều ý nghĩa\nhất
cần phải đề cập. Đó là:
1-
Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, đem lại nền độc lập đầu tiên, mặc dù
ngắn ngủi, cho nước ta.
2-
Cuộc chiến thắng của Ngô Quyền đánh quân Nam Hán, đem lại nền tự chủ
vĩnh viễn cho nước ta.
3-
Cuộc trường kỳ kháng chiến 10 năm chống quân Minh của Lê Lợi, đem lại nền
độc lập cho nưóc ta sau 20 năm nô lệ.
2.
Cuộc
khởi nghĩa của Hai Bà Trưng
Thời Tây Hán (1) đô hộ, bước đầu các Lạc tướng vẫn cai quản bộ lạc mình. Mỗi quận có một viên Thái thú người Tàu, có thêm 1 viên đô úy coi binh lính, đốc thúc việc thu gom thuế má và cống phẩm như sừng tê, ngà voi, ngọc trai, lông chim trả, nhãn, vải, chuối, quít…do các Lạc tướng chuyển lên rồi dâng lên triều đình bên Tàu. Trên hết là viên Thứ sử có nhiệm vụ thanh tra việc cai trị, thăng thưởng, hình ngục…
Dần dần, việc
đô hộ được thắt chặt hơn. Các quan lại, di dân, bọn con buôn người Tàu càng ra
sức áp bức, bóc lột, chèn ép các Lạc tướng và dân chúng. Thêm vào đó là âm mưu
đồng hóa gắt gao của các Thái thú như Tích Quang (quận Giao Chỉ), Nhâm Diên (quận
Cửu Chân). Sách Hậu Hán Thư có ghi, "Miền Lĩnh Nam, Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu
Chân , Nhật Nam theo phong hóa Trung Quốc bắt đầu từ hai Thái thú ấy".
Năm 34, Tô Định
sang làm Thái thú quận Giao Chỉ, là người vô cùng tàn ác và tham lam (2). Y
dùng quyền áp chế săn đuổi, giết hại các Lạc tướng và những người có uy tín người
Giao Chỉ. Tô Định giết Thi Sách quan huyện lệnh Chu Diên (Sơn Tây) là chồng bà
Trưng Trắc dòng dõi quan Lạc tướng Mê Linh. Trưng Trắc bèn cùng em là Trưng Nhị
cất quân khởi nghĩa. Đó là vào năm 40 (Canh Tý).
Bà Trưng là
người can đảm dũng lược. Ra trận, hai Bà cưỡi voi mặc áo giáp vàng, che lọng
vàng, trang sức lộng lẫy, không vì tang tóc mà suy giảm tinh thần. Hầu hết dân
Việt tại các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng, kết hợp
thành những đạo hương binh, từ dăm ba chục đến vài trăm, vài ngàn, chỉ huy bởi
một hay nhiều người bà con bạn bè than thiết địa phương. Khởi đầu, chỉ có khoảng
2000 quân do các nữ binh đến giúp. Sau được các bộ lạc châu quận xa gần nổi lên
hợp tác, ủng hộ, lực lượng có đến hàng vạn. Nghĩa quân nổi dậy bao vây bốn mặt
(3) chiếm thành Luy Lâu, trị sở của Tô Định. Tô Định phải cắt râu, bỏ ấn tín, cải
trang trốn về Tàu.
Chiến trận lan ra, lực lượng khởi nghĩa đánh chiếm cả thảy 65 thành. Sau đó mọi người tôn hai Bà lên ngôi vua, sử gọi là Trưng Nữ Vương, thực hiện đúng bốn ước nguyện của hai bà:
Một, xin rửa
sạch nước thù.
Hai, xin
đem lại nghiệp xưa họ Hùng.
Ba, kẻo oan
ức lòng chồng.
Bốn, xin vẻn
vẹn sở công lênh này.
Hai Bà đóng
đô tại Mê Linh, tha thuế hộ và điền 2
năm cho hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân.
Năm 41, Hán
Quang Vũ sai danh tướng Mã Viện, lúc đó đã hơn 70 tuổi, cùng các tướng Lưu
Long, Đoàn Chí đem hơn 1 vạn quân, xe cộ, thuyền bè, thủy bộ 2 mặt, phá rừng
đào núi, men theo ven biển sang đánh hai Bà.
Năm 42, quân
Hán từ ngả Quảng Ninh, Hải Phòng vào sông Bạch Đằng, tiến đánh Lãng Bạc (Bắc
Ninh).
Trận chiến ở Lãng Bạc vô cùng gay go khốc liệt, hai bên đều thiệt hại nặng. Riêng quân Tàu, hơn 10,000 tinh binh chỉ còn 8,000. (4) Quân của ta mới khởi nghĩa là quân ô hợp, vũ khí kém cỏi làm sao cự nổi quân Tàu thiện chiến nên phải thua, rút về Cẩm Khê (Vĩnh Yên) xây dựng căn cứ cố thủ, cầm cự được gần 2 năm mới bị quân Hán đánh tan. Hai Bà chạy về xã Hát Môn (Sơn Tây), bức quá phải gieo mình xuống sông Hát Giang (chỗ sông Đáy giáp sông Hồng Hà) tự tận. Hôm đó nhằm ngày 6 tháng 2 năm Quí Mão (43). Nơi đây dân làng còn lập đền thờ, hàng năm cúng tế. (5)
Trận chiến ở Lãng Bạc vô cùng gay go khốc liệt, hai bên đều thiệt hại nặng. Riêng quân Tàu, hơn 10,000 tinh binh chỉ còn 8,000. (4) Quân của ta mới khởi nghĩa là quân ô hợp, vũ khí kém cỏi làm sao cự nổi quân Tàu thiện chiến nên phải thua, rút về Cẩm Khê (Vĩnh Yên) xây dựng căn cứ cố thủ, cầm cự được gần 2 năm mới bị quân Hán đánh tan. Hai Bà chạy về xã Hát Môn (Sơn Tây), bức quá phải gieo mình xuống sông Hát Giang (chỗ sông Đáy giáp sông Hồng Hà) tự tận. Hôm đó nhằm ngày 6 tháng 2 năm Quí Mão (43). Nơi đây dân làng còn lập đền thờ, hàng năm cúng tế. (5)
Bình định
xong quận Giao Chỉ, Mã Viện đem 20,000 quân 2,000 lâu thuyền lớn nhỏ vào quận Cửu
Chân đánh thắng tướng của hai bà là Đô Dương ỏ Cư Phong, Dư Phát. Trong chiến dịch
cuối cùng này, Mã Viện chém được 5,000 thủ cấp của quân ta, trong đó có hàng
trăm tướng lãnh, vì không chịu đầu hàng.
Diệt xong
Hai Bà Trưng, Mã Viện cho xây thành quách, đào mương tưới nước trồng trọt tính
kế lâu dài; buộc dân ta bỏ phong tục tập quán của mình theo lề thói của người
Tàu; bắt người nước ta phải có họ theo Tàu để dễ dàng lập sổ sách theo dõi; bắt
trên 300 cừ soái (những người tài giỏi
có uy tín của Lạc Việt) giải về Linh Lăng (Hồ Nam); dựng cột đồng ra uy (6); cho
thu thập tất cả trống đồng đúc thành một con ngựa đem về Tàu, cùng với rất nhiều
chiến lợi phẩm quí giá. (7)
Kết cuộc,
dân tộc ta lại rơi vào vòng nô lệ và đồng hóa của nguời Tàu một lần nữa.
Sử gia Trần
Trọng Kim bình luận:
![]() |
Diễn hành ngày Lễ Hai Bà Trưng thập niên 1960-70 tại SàiGòn |
Ghi chú phần
2:
(1)
Nhà Hán do Lưu Bang thành lập
cả thảy có 29 đời vua.
15 đời đầu đóng đô ở Trường An, sử gọi là
Tây Hán. Từ đòi vua thứ 16 là Hán Quang Vũ, dời đô sang Lạc Dương ở phía Đông,
sử gọi là Đông Hán.
(2)
Chính Mã Viện cũng nhận xét Tô
Định, "thấy tiền thì giương mắt lên".
(3)
Trận Luy Lâu (Bắc Ninh), quân
ta vây 4 mặt:
-
Mặt Đông: quân của bà Lê Chân.
-
Mặt Tây: quân của Hai Bà.
-
Mặt Nam: các đạo quân của Ả Tắc,
Ả Dị, Ả Lã, Rồng Nhị, Nguyệt Thai, Nguyệt Độ.
-
Mặt Bắc: quân của Thánh Thiên.
(4)
Sau khi thắng Hai Bà Trưng,
lúc khao quân, Mã Viện than, "Vào lúc ta còn đang kẹt giữa Lãng Bạc và Tây
Vu, địch còn chưa bị diệt, dưới thì nước lụt, trên thì mây mù, khí độc bốc lên
ngùn ngụt, ngửng trông lên thấy diều hâu đang bay sà rơi xuống nước…"
(5)
Tại đền Hát Môn, các tự khí đều
được sơn màu đen, không được dùng màu đỏ là màu máu,
người dự lễ không được mặc quần áo, đội khăn màu đỏ, coi như để tang hai Bà. Hiện có đến hơn 500 nhân vật của trên 300 làng tại các tỉnh Bắc Bộ được thờ tự. Ngoài ra, hai Bà còn được nhiều địa phương ở hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây (thuộc LĩnhNam, khu vực nước Nam Việt cũ) lập miếu thờ.
người dự lễ không được mặc quần áo, đội khăn màu đỏ, coi như để tang hai Bà. Hiện có đến hơn 500 nhân vật của trên 300 làng tại các tỉnh Bắc Bộ được thờ tự. Ngoài ra, hai Bà còn được nhiều địa phương ở hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây (thuộc LĩnhNam, khu vực nước Nam Việt cũ) lập miếu thờ.
(6)
Theo truyền thuyết, Mã Viện
cho lập một cây trụ bằng đồng để đánh dấu thắng lợi trên đó có khắc hai câu:
"Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt". Nghĩa là, cột đồng này mà gẫy thì
dân/nước Giao Chỉ bị tiêu diệt. Dân ta, người nào đi qua đó đều lấy một hòn đá
liệng vào, đến nay không còn dấu tích.
(7)
Trống đồng là tiêu biểu cho
văn hóa Lạc Việt. Hồi xưa, khi quân ta ra trận thường đánh trống
đồng để thúc quân và thị uy. Thời Trần, nhà Nguyên sai Trần Tung đi sứ sang nước ta, khi nghe nhắc đến tiếng trống đồng trong lúc giao tranh với quân Nguyên Mông lúc trước, đã thốt lên:
đồng để thúc quân và thị uy. Thời Trần, nhà Nguyên sai Trần Tung đi sứ sang nước ta, khi nghe nhắc đến tiếng trống đồng trong lúc giao tranh với quân Nguyên Mông lúc trước, đã thốt lên:
Kim qua ảnh lý đan tâm khổ,
Đồng cổ thanh trung bạch phát
sinh.
(Bóng lòe gươm sắt lòng thêm đắng,
Nghe rộn trống đồng tóc điểm hoa)
3. Ngô Quyền đánh quân Nam Hán
Những năm cuối của nhà Đường (618-907), nước Tàu rất hỗn loạn, giặc cướp nổi lên như ong, mạnh ai người nấy xưng hùng xưng bá (1), thì ở Hải Dương, năm 906, có một người hào phú tính tình đôn hậu tên là Khúc Thừa Dụ, được dân chúng bầu lên làm chức tiết độ sứ (2) Giao Châu và xin mệnh lệnh nhà Đường.
Một năm sau
907, Khúc Thừa Dụ mất, nhường chức tiết độ sứ lại cho con là Khúc Hạo. Lúc này
nhà Đường đã mất, nhà Hậu Lương lên thay, công nhận chức tiết độ sứ của Khúc Hạo,
nhưng đồng thời cũng phong cho Lưu Ẩn, người khai sinh ra nhà Nam Hán (3), làm
tiết độ sứ Quảng Châu kiêm Giao Châu, ý muốn cho Lưu Ẩn cai trị nước ta luôn,
vì Khúc Hạo là người Giao Chỉ.
- Khúc Hạo
(907-917) là người có tài. Ông chia đất nước ra làm lộ, phủ, huyện, châu, xã, đặt
các quan thứ lớp cai trị, sửa sang lại sưu dịch thuế má, lại sai con là Khúc Thừa
Mỹ sang thông hiếu với nhà Nam Hán để dò xét tình hình.
- Khúc Thừa Mỹ (917-923). Khúc Hạo mất, con là
Khúc thừa Mỹ lên thay không chịu thần phục Nam Hán mà nhận tiết việt của nhà
Lương. Nam Hán tức giận, sai Lý Khắc Chính đem quân sang đánh, bắt Khúc Thừa Mỹ
mang về Tàu, rồi sai Lý Tiến làm thứ sử cùng Lý Khắc Chính cai trị Giao Châu.
Lý Khắc Chính nhân thể đem quân vượt Hoành Sơn sang đánh Chiêm Thành, cướp nhiều
của cải rồi vê.
Lúc bấy giờ có một người quê Thanh Hóa tên là Dương Diên Nghệ vốn được họ Khúc cho cai trị miền Hoan Ái (Thanh Hóa Nghệ An), là một hào tộc, trong nhà có đến 3000 tân khách, bắt đầu chiêu mộ một đạo quân nhằm lấy lại đất nước. Nhà Nam Hán biết được, muốn mua chuộc Dương Diên Nghệ bằng cách phong cho ông làm thứ sử Hoan Ái Châu, lại đút lót để Nghệ giải tán quân đội, nhưng ông không chịu.
Cuối năm 931, Dương Diên Nghệ đem quân từ Ái
Châu (Thanh Hóa) vây thành Đại La (Thăng Long, Hà Nội). Vua Nam Hán được tin,
sai Trình Bảo mang quân sang cứu, tới nơi thì thành Đại La đã mất, Lý Khắc
Chính và Lý Tiến đã chạy về Tàu. Dương Diên Nghệ đem quân ra ngoài thành chém đầu
Trình Bảo tại trận.
Thắng trận,
Dương Diên Nghệ tự xưng làm tiết độ sứ, bổ các tướng sĩ trấn nhậm các châu. Đinh
Công Trứ (cha Đinh Bộ Lĩnh) coi giữ Hoan Châu, Ngô Quyền coi giữ Ái Châu và được
Dương Diên Nghệ gả con gái là Dương Phương Lan cho.
Dương Diên
Nghệ cai quản đất An Nam được 6 năm, đến năm 937 thì bị nha tướng của mình,
cũng là hào trưởng Phong Châu giết chết, đoạt chức tiết độ sứ.
Ngô Quyền (4) được tin cha vợ bị giết, đem
quân từ Ái Châu ra đánh Kiều Công Tiện. Tiện cho người sang Nam Hán cầu viện.
Vua Nam Hán là Lưu Yểm phong cho con là thái tử Hoằng Tháo làm Tĩnh Hải tiết độ
sứ, tước Giao Vương (có ý sẽ để Hoằng Tháo cai trị Giao Châu), mang một đạo
quân theo đường biển sang đánh. Riêng Lưu Yểm cũng chỉ huy một đạo quân ở Hải
Môn theo sau tiếp ứng.
Hoằng Tháo
đem chiến thuyền men theo bờ biển Đông Bắc tiến qua cửa Bạch Đằng vào Giao
Châu.
Lúc này Ngô
Quyền đã giết được Kiều Công Tiện, đem quân ra chặn ở sông Bạch Đằng, cho người
cắm cọc bịt sắt nhọn ở dòng sông, lúc thủy triều lên không thấy cọc, lúc thủy
triều xuống cọc ló lên. Khi quân giặc tới lúc thủy triều lên, Ngô Quyền sai tướng
là Nguyễn Tất Tố chèo thuyền nhẹ ra nhử rồi giả vờ trốn chạy. Hoằng Tháo đuổi
theo. Lúc thủy triều xuống, thuyền địch mắc cọc không di chuyển được. Quân ta đổ
quân ra đánh, thuyền Nam Hán bị đắm gần hết, quá nửa quân giặc bị giết, Hoằng
Tháo cũng tử trận. Lưu Yểm đau đớn mang tàn quân về Tàu. Thế là chấm dứt cuộc
chiến. Quân Nam Hán không còn dám bén mảng tới nước ta nữa.
Sau khi chiến
tranh kết liễu, Ngô Quyền lên ngôi Vương, bỏ danh xưng tiết độ sứ, dứt khoát với
Bắc triều.
Chiến thắng
Bạch Đằng của Ngô Quyền đã chấm dứt hơn một nghìn năm Bắc thuộc và mở đầu cho
hơn một nghìn năm tự chủ về sau cho dân tộc ta.
Ghi chú phần
3:
![]() |
Đền thờ Ngô Quyền tại thôn Cam Lâm, xã Đường Lâm, Sơn Tây |
(2)
Tiết độ sứ là chức do nhà Đường
đặt ra để cai trị các châu quận lớn. Khúc Thừa Dụ được nhà Đường công nhận là
tiết độ sứ An Nam Đô Hộ Phủ. Nước ta được gọi là An Nam từ thời nhà Đường.
(3)
Nam Hán là nước do Thanh Hải tiết độ sứ Lưu Ẩn
ở vùng Quảng Đông, Quảng Tây, gồm 4 đời vua: (1) Lưu Ẩn (874-911); (2) Lưu Yểm
(889-942), xưng đế năm 917, lập quốc gọi là Đại Viêt, năm sau đổi thành Hán, sử
gọi là Nam Hán; (3) Lưu Phần (920-943); (4) Lưu Hoành Hy ( - 958); (5) Lưu
Trưòng (943-980).
(4)
Ngô Quyền là quí tộc ở Dường
Lâm, Sơn Tây, cha là Ngô Mân, vốn là quan mục. Theo truyền thuyết, lúc ông ra đời,
có luồng sáng tỏa khắp nhà, hình dạng khác thường, sau lưng có ba nốt ruồi, thầy
tướng bảo người này có thể làm chúa một phương, bèn đặt tên là Quyền. Lớn lên
khôi ngô, mắt sáng như sao, dáng đi như cọp, sức giơ nổi vạc, làm nha tướng cho
Dương Diên Nghệ.
4. Cuộc kháng chiến của Lê Lợi
Cuối triều nhà Trần, nước ta vô cùng nhiễu nhương, trong nước mất mùaliên miên, thuế má nặng nề, vua quan hèn nhát sa đoạ, giặc giã nổi lên khắp nơi. Ngoài nước, người Chiêm Thành ra vào nước ta như chỗ không người, trong mấy năm mà ba lần cướp phá kinh thành, nhà Minh sai sứ giả sang sách nhiễu đòi cống nạp.
Lúc đó trong
triều, Hồ Qúy Ly âm mưu thoán đọat, truất phế và giết Đế Nghiễn, giết vua Thuận
Tông phế bỏ Thiếu Đế (1400) rồi tự lập
làm vua. Làm vua được một năm, Quý Ly nhường ngôi cho con là Hồ Hán Thương (làm
vua từ 1401-1407), lên làm Thái Thượng Hoàng. Hán Thương sai người sang nhà
Minh cầu phong, và được phong làm An Nam Quốc Vương.
Năm 1404, có
một người tên là Trần Khang sang kinh đô nhà Minh, đổi tên là Trần Thiêm Bình,
mạo nhận là con vua Trần Nghệ Tông tố cáo Hồ Quý Ly cướp ngôi. Hoàng đế nhà
Minh sai người sang tra xét. Năm 1405, Hồ Quy" Ly phải nhượng đất Cổ Lâu rộng
vài ngày đường cho Tàu, sau đó dâng biểu tạ tội và xin rước Trần Thiêm Bình về
nước.
Năm 1406,
Minh Thành Tổ sai người mang 5,000 quân đưa Thiêm Bình về An nam. Hồ Quý Ly, một
mặt sai người đón bắt và giết Trần Thiêm Bình tại ải Chi lăng, một mặt dâng biểu
sang Tàu nói là Thiêm Bình dối trá và xin theo lệ tiến cống như cũ, trong khi
đó sửa soạn chiến tranh.
Nhà Minh sai
bọn Chu Năng, Trương Phụ, Mộc Thạnh…mang quân sang đánh, chiếm Thăng Long. Cha
con Quý Ly phải chạy vào Thanh Hóa, Nghệ An, rồi bị bắt giải về Kim Lăng. Nhà Hồ
(1400-1407) mắt, chiến cuộc kéo dài chưa đầy một năm.
Chế độ Minh
thuộc
-
Lấy cớ con cháu nhà Trần không còn ai, mà nước ta là đất Giao Châu thời
Bắc thuộc nên đặt quận huyện như xưa.
-
Bắt lính, dùng người Việt trị người Việt. Dùng chính sách khủng bố, bắt
bớ, chặt đầu mổ bụng; tha hồ vơ vét lương thực thực phẩm, gia súc của dân.
-
Tăng các loại thuế lên gấp ba bốn lần thời nhà Hồ.
-
Khai thác các mỏ bang, bạc; bắt dân mò ngọc trai, lấy sừng tê, ngà voi,
tìm kiếm hương liệu, lâm sản, thú rừng quý hiếm để cống nạp.
-
Nhà Minh cấm trai gái không được cắt tóc; con gái phải mặc áo ngắn dài
tay như người Tàu.
-
Lùng bắt những người chúng cho là cần thiết mang về Tàu như phường nhạc,
thày thuốc, thợ thuyền, sĩ phu. Chỉ riêng Trương Phụ đã bắt đi 9,000 người.
-
Thủ tiêu nền văn hóa, văn hiến nước ta. Minh Thành Tổ ra lệnh khi binh
lính vào nước Nam, trừ các sách và bản in Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo, còn
các sách vở, văn tự, dân ca, sách dạy trẻ,
đều phải đốt sạch,
một dòng một chữ không chừa. Những văn bia nào do người Hán xây dựng từ trước đều
phải giữ cẩn thận, còn cái nào do An Nam xây dựng thì phải phá hủy bằng hết.
Các phủ huyện đều phải lập Văn miếu, cho xây dựng đến 252 cơ sở tôn giáo.
-
Thiết lập 374 trạm dịch nối liền Thăng Long với kinh đô nhà Minh; thiết
lập đường thủy từ Vĩnh Yên, Vạn Ninh tới Khâm châu…
Dưới sự đô hộ
khắc nghiệt, dân ta bất bình nổi dậy khắp nơi. Đáng kể nhất là cuộc khởi nghĩa
của 2 vua Giản Định Đế và vua Trùng Quang, sử gọi là nhà Hậu Trần (1407-1413).
1-
Giản Định Đế Trần Ngỗi (1407-1409): khởi sự từ Nam Định, Ninh Bình, đánh thắng
nhiều trận, sau rút về Nghệ An chiêm giữ Hóa Châu. Năm 1408, tấn công ra Bắc,
thắng quân Minh tại Bô Cô (Nam Định). Nhưng sau đó vì bất hòa trong kế hoạch
chiếm thành Thăng Long với 2 tướng là Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân, nhà vua giết
2 nuời này khiến sự nghiệp kháng chiến của mình cũng suy tàn. Các con của Tất
và Chân là Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị cùng các tướng sĩ rời bỏ Giản Định Đế về
phò vua Trùng Quang tiếp tục chiến đấu.
2-
Vua Trùng Quang Trần Quý Khoáng (1408-1413) là cháu chú bác của Giản Định Đế tôn Giản
Định Đế làm Thái Thượng Hoàng để đoàn kết lực lượng, chiếm giữ từ Thanh Hóa,
Nghệ An trở vào, tiến ra hoạt động ở lưu vực sông Hồng cùng với các cuộc nổi dậy
lẻ tẻ khác.
Tuy nhiên, đến
năm 1411, ở bên Tàu,trận chiến với quân Thát Đát tạm yên, Minh triều lại sai
Trương Phụ đem 24,000 quân sang nước ta, tiến vào Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.
Quân ta cầm cự mãnh liệt. Nhưng đến tháng 8 năm 1413, Trương Phụ đem thuyền đổ
bộ lên cửa Nhật Lệ, chiếm Hóa Châu, vua tôi nhà Trần (vua Trùng Quang, Đặng
Dung, Nguyễn Cảnh Dị, Nguyễn Súy…) đều bị bắt giải về Yên Kinh, giữa đường đều
tự vẫn chết.
Nhà Hậu Trần
tuy thất bại vì chưa hội đủ các điều kiện thống nhất được các phong trào kháng
chiến toàn dân, nhưng đã nung nấu ý chí quật cường của dân tộc, sửa soạn cho cuộc
khởi nghĩa của Lê Lợi tiếp theo đó.
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo. Lam Sơn tục gọi là làng Cham thuộc huyện Lương Giang, Thanh Hóa, thuộc vùng đồi núi trung du, có những dãi rừng thưa, đồng ruộng xen kẽ, là quê hương của Lê Lợi. Lê Lợi có ông tổ ba đời tổ chức khẩn hoang, mở mang trang trại, truyền đời làm thủ lãnh ở vùng này, dân chúng gọi Lê Lợi là đạo Cham.
Để chống
quân Minh, Lê Lợi dốc hết tài sản, bí mật chuẩn bị lực lượng, hậu đãi tân
khách, nghiên cứu sách lược.
Năm 1416, Lê Lợi cùng 18 người đến Lũng Nhai gần
Lam Sơn lập hội thề, sử gọi là Hội thề Lũng Nhai, kết nghĩa anh em, cùng nhau cứu
nước.
Trong số những
người theo Lê Lợi có Nguyễn Trãi, con của Nguyễn Phi Khanh làm quan cho nhà Hồ
bị bắt sang Tàu. Nguyễn Trãi phải sống ẩn dật đợi thời. Khi Lê Lợi nổi lên, ông
dâng tập "Bình Ngô Sách", nhấn mạnh đến việc "đánh vào lòng người,
dựa vào sức dân". Lê Lợi phong ông làm quân sư cùng bàn bạc viẹc quân. Để
lấy lòng tin của dân, ông dùng mật viết lên lá cây 8 chữ "Lê Lợi vi quân,
Nguyễn Trãi vi thần" nghĩa là "Lê Lợi làm vua, Nguyễn Trãi làm
tôi". Kiến theo đường mật, ăn thủng để lộ ra 8 chữ đó. Dân chúng theo mỗi
ngày một đông.
Cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi chia làm 3 giai
đoạn:
Giai đoạn 1 (1418-1424)
Đầu năm 1418
vào dịp Tết, binh lương khí giới tương đối đã đầy đủ, Lê Lợi tự xưng là Bình Định
Vương làm lễ tế cờ, truyền hịch khắp nơi, khởi nghĩa.
Lúc đầu, lực lượng của ông rất yếu, chỉ có khoảng
3,000 người, vũ khí cũng kém so với quân Minh, dùng chiến thuật du kích, mai phục,
tập kích, lúc tiến lúc thoái tiêu hao sinh lực địch.
Tháng 2 năm
1418, căn cứ Lam Sơn bị đánh úp, nghĩa quân phải rút lên núi Chí Linh lần thứ
nhất đến hơn một tháng, phải đào rễ, đào củ để ăn đỡ đói. Khi địch rút, quân ta
lại kéo về Lam Sơn, phục hồi nhanh chóng, tiếp tục đánh thắng nhiều trận.
Tháng 5 năm 1419, quân Minh lại mang lực lượng
lớn tấn công Lam Sơn. Nghĩa quân phải rút lên núi Chí Linh lần thứ hai, bị địch
vây chặt bốn phía. Trước tình thế hiểm nghèo, Lê Lai phải giả dạng Lê Lợi dẫn
500 quân phá vòng vây, lừa địch liều chết cứu Lê Lợi. Giải vây xong, nghĩa quân
tiến lên vùng thượng lưu sông Mã, giáp biên giới Lào, lập căn cứ mới, sau đó lại
kéo về trung lưu sông Mã, đánh thắng quân Minh nhiều trận.
Năm 1423,
quân Minh lại chia 2 mũi tấn công căn cứ nghĩa quân ở Tây bắc Thanh Hóa, quân
ta lại phải rút lên núi Chí Linh lần thứ ba vòng qua ngả Nho Quan, Ninh Bình, để
củng cố lực lượng, sau khi hai bên đều thiệt hại nặng.
Đến lúc này,
Lê Lợi tạm đình chiến với địch, theo sách lược "trong rèn chiến cụ, ngoài
giả hòa thân", còn quân Minh dung chính sách "dung tiền của, chức tước
mua chuộc" nhưng không thành công. Năm 1424, cuộc chiến lại tiếp tục.
Giai đoạn 2 (1424-1425)
Giai đoạn
này là giai đoạn nghĩa quân bành trướng từ Thanh Hóa ra Nghệ An, thiết lập căn
cứ mới, tiến tới giành thế chủ động.
Kế hoạch này
do Nguyễn Chích, ngưòi Đông Sơn, khởi nghĩa vùng nam Thanh Hóa, bắc Nghệ An, đề
xướng. Nguyễn Chích khuyên Lê Lợi bỏ vùng núi Thanh Hóa chật hẹp vào chiếm Nghệ
An là nơi hiểm yếu, đất rộng người đông. Do đó, tháng 10 năm 1424, nghĩa quân
kéo quân vào Nghệ An qua ngả thượng du đánh nhiều trận lớn. Thừa thắng, quân ta
vây thành Nghệ an và chiếm các châu huyện.
Tháng 5 năm
1425, nghĩa quân lại đánh tan viện binh của địch từ Thăng Long của tướng nhà
Minh là Trần Trí, vây chặt thành Nghệ An và Diễn Châu, từ đó tiến ra đánh Thanh
Hóa, trở vào chiếm Thuận Hóa.
Đến đây,
nghĩa quân đã lớn mạnh tới hàng vạn người, đủ cả thủy, bộ, tượng binh, kiểm
soát một vùng rộng lớn từ Thanh Hóa vào tới đèo Hải Vân.
Giai đoạn 3 (1426-1427)
Tháng 4 năm
1426, trước tình hình nguy kịch, nhà Minh cử Vương Thông điều 50,000 quân sang
cứu viện.
Tháng 9 năm
1426, nghĩa quân tiến ra Thăng Long chia làm 3 đạo:
-Đạo quân thứ
nhất: 3,000 quân, 1 thớt voi, uy hiếp mặt Tây thành Thăng Long chặn viện binh từ
Vân Nam qua.
-Đạo quân thứ
hai: 5,000 quân, 2 thớt voi, uy hiếp vùng Tây Bắc chặn viện bing từ Quảng Tây
sang.
-Đạo quân thứ
ba: 2,000 quân, tiến ra phía Nam thành Thăng Long, chặn quân Minh từ Nghệ An
ra.
Mặc dù quân
số ít, nhưng ông được sự phối hợp của các lực lượng kháng chiến địa phương đã
được vận động từ trước.
Đầu tháng 11
năm 1426, Vương Thông kéo quân sang đóng tại Thăng Long, tăng quân địch ở đây
lên 10 vạn, gồm cả thủy, bộ, kỵ binh nhằm giành lại thế chủ động bằng cách huy
động lực lượng lớn, ba mặt giáp công tiêu diệt nghĩa quân ở phía Tây Nam Thăng
Long, nhưng bị mai phục đánh cho đại bại tại Cổ Lâm.
Ngày 7 tháng
11 năm 1426, Vương Thông lập mặt trận mới tấn công quân ta tại Chương Mỹ, nhưng
lại bị quân mai phục của ta bốn mặt xông ra đánh. Hàng vạn quân Minh bị giết,
Vương Thông bị thương, các tướng Trần Hiệp, Lý Lượng bị giết, tàn quân kéo về
Thăng Long. Sử gọi trận này là trận Chúc Động,Tốt Động. Nghĩa quân vây hãm
Thăng Long.
Trước tình
thế nguy khốn, Vương Thông một mặt sai người về Tàu xin cứu viện, một mặt xin
giảng hòa để hoãn binh. Cưộc thương thảo thất bại, mặc dù hai bên đã đạt được một
số cam kết: Vương Thông cam kết rút quân về nước, các cứ điểm được giải vây rút
về Thăng Long, quân Minh được phép ra vào mua bán…Còn quân khởi nghĩa lập Trần
Cảo, cháu 3 đời vua Trần Nghệ Tông làm An Nam Quốc Vương, Lê Lợi làm Vệ Quốc
Công.
Từ đầu năm
1427, nghĩa quân đã chiếm được các thành Thuận Hóa, Tân Bình, Nghệ An, Diễn
Châu, chỉ còn thành Thăng Long, Tây Đô, Cổ Lộng, Chí Linh (Hải Dương) là quân
Minh còn giữ nhưng càng ngày càng suy yếu.
![]() |
Tượng Lê Lợi tại Sài Gòn |
Bình Định
Vương, một mặt vận động dân chúng tản cư, áp dụng chiến thuật vườn không nhà trống
tại các tỉnh phía Bắc, một mặt điều 1 vạn quân và 5 thớt voi nằm phục tại ải
Chi Lăng, thêm 5 vạn quân theo sau tiếp viện, đồng thời sai quân thủy lục đón
đánh Mộc Thạnh tại Lào Cai. Bấy giờ là mùa thu năm1427.
Khi quân
Minh đến cửa ải Nam Quan, quân Lê Lợi giả thua lui về ải Chi Lăng, Liễu Thăng
đuổi theo, nghĩa quân lại giả thua, quân địch đuổi đánh, gặp chỗ lầy lội, bị phục
binh tung ra đánh, chém được đầu Liễu Thăng ở núi Mã Yên. Thừa thắng, nghĩa
quân tấn công phá tan đại quân địch, tàn quân chạy tới Xương Giang (Bắc Giang)
cũng bị tiêu diệt nốt.
Sau khi thắng
được quân Liễu Thăng, Bình Định Vương sai dẫn hàng binh cùng ấn tín của Liễu
Thăng đến bản doanh của Mộc Thạnh. Quân Mộc Thạnh, lúc đó đang cầm cự tại cửa
Lê Hoa, hết sức kinh hoàng bỏ chạy, bị quân Lê Lợi truy kích, phá tan đạo quân
này tại ngòi Lĩnh Thủy, giêt hàng vạn, bắt sống hơn 1 ngàn người ngựa.
Vương Thông ở
thành Đông Quan (Thăng Long) nhận được tin đại bại, đưa thư xin giảng hòa. Bình
Định Vương bằng lòng và cùng với Vương Thông lập hội thề ở phía Nam thành Thăng
Long, hẹn đến tháng Chạp (đầu năm 1428) rút hết quân về nước.
Lê Lợi ra lệnh
nới lỏng vòng vây các thành quân Minh còn chiếm đóng, sửa soạn thuyền bè, tu sửa
đường xá, cấp lương thực đưa quân Minh bị bắt về nước.
Thế là cuộc
khởi nghĩa Lam Sơn hoàn toàn thắng lợi. Lê Lợi sai Nguyễn Trãi soạn bài Bình
Ngô Đại Cáo cho mọi người dân được biết, lên ngôi vua, tức là Lê Thái Tổ (1428-1433), đặt quốc hiệu là Đại
Việt, khai sáng nhà Hậu Lê.
NGUYỄN TIẾN HANH