Wednesday, March 25, 2015

NGUYỄN CÔNG TRỨ (1778 – 1858)

Nguyễn Đăng Thảo
(B.Ed, Grad.Dip. Mus, M.Ed)
I.     Nguyễn Công Trứ và Gia Thế
II.    Hoàn Cảnh Chính Trị Lúc Bấy Giờ
III.   Học Hành Thi cử
IV.  Cuộc Đời Quan Lại
V.   Hưu Trí
VI.  Thi Văn Sáng Tác
VII. Kết

I. NGUYỄN CÔNG TRỨ VÀ GIA THẾ
Nguyễn Công Trứ lúc nhỏ tên húy là Củng, theo chữ Nho có nghĩa là bền chặc, vững vàng. Còn tên “Trứ” thì có nghĩa là rõ ràng, nổi trội. 
Làng Uy Viễn (Tỉnh Hà Tỉnh) - Quê hương ông Nguyễn Công Trứ
Bản Đồ vị trí tỉnh
Thái Bình và Hà Tỉnh


Ông tự là Tồn Chất, hiệu là Ngô Trai, biệt hiệu là Hi văn, quê làng Uy Viễn, nay là Xã Xuân Giang, huyện Nghi Xân, tỉnh Hà Tỉnh. Do đó ông được gọi là Uy Viễn Tướng Công. Ông sinh ngày 1 tháng 11 năm Mậu Tuất đời vua Lê Hiển Tông (1717-1786) niên hiệu Cảnh Hưng thứ 39, tức ngày 19 tháng 12 năm 1778, ở xã Địa Linh, huyện Quỳnh Côi, nay thuộc huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, khi cha ông đang làm quan Tri huyện Quỳnh Côi này. Ông mất tại làng Uy Viễn, huyện Nghi Xân, tỉnh Hà Tỉnh, ngày 14 tháng 11 âm lịch năm 1858, hưởng thọ 81 tuổi.
Huyện Huỳnh Côi (Tỉnh Thái Bình)
Nơi sinh của Nguyễn Công Trứ


Tương tuyền rằng, khi được sinh ra, ông không khóc như những trẻ sơ sinh khác, vẫn nhắm mắt như ngủ dù mọi người có khua động vang dội ồn ào đánh thức ông dậy để làm cho ông khóc. Mọi cố gắng đều không thành công. Ông vẫn giữ im lặng cho đến khi mọi người mỏi mệt, xuôi tay lắc đầu thì mới cất tiếng khóc oang oang như tiếng chuông đồng. Dân gian cho rằng ông đã bướng bĩnh ngay khi mới sinh ra đời. Chúng ta thấy tính bướng bĩnh, ngông ngạo đã thể hiện trong suốt cuộc đời của ông. 

Nguyễn Công Trứ là con Đức Ngạn Hầu Nguyễn Công Tấn. Ông Nguyễn Công Tấn đậu cử nhân năm 24 tuổi, làm Giáo Thụ phủ Anh Sơn, Nghệ An; sau thăng làm Tri Huyện Quỳnh Côi, rồi Tri Phủ Tiên Hưng, Thái Bình. Năm 1787, khi ông đang làm Tri Phủ Tiên Hưng, quân Tây Sơn ra Bắc Hà đánh dẹp Nguyễn Hữu Chỉnh, chiếm Thăng Long. Vua Lê rời bỏ kinh đô, chiêu binh lo việc khôi phục nhà Lê. Là một trung thần một lòng phò Lê, mang tư tưởng “trung thần bất sự nhị quân”, Nguyễn Công Tấn đã khởi nghĩa cần vương, được Vua Lê phong tước Đức Ngạn Hầu, làm Tham Tán Quân vụ xứ Nam Sơn để chống cự với nhà Tây Sơn. Sau vua Lê thất bại chạy sang Tàu, việc phù Lê không thành, ông đưa gia đình về cố hương dựng túp lều tranh, dạy học, sống đời thanh bần. Ông không hợp tác với nhà Tây Sơn. Vua Quang Trung mấy lần mời ra làm quan, ông đều từ chối. Ông giữ một lòng trung thành với nhà Lê cho đến lúc mất.

Mẹ Nguyễn Công Trứ là con quan Quản nội thị Cảnh Bá Nhạc, người xã Phụng Dực, huyện Thượng Phúc, tỉnh Sơn Nam, nay thuộc Hà Nội.

Gia đình Nguyễn Công Trứ có sáu anh em, ba trai, ba gái, trong đó có một người chị đẹp và thông minh, giỏi thơ văn, người đương thời gọi là Năng Văn Nữ sĩ. Năm mười chín tuổi, chồng chết, bà nhất định không chịu tái giá. Lúc đó có quan Tổng đốc Trần Thận dạm hỏi nhiều lần nhưng không được. Sau bà lánh mình,  bỏ nhà đi tu, lấy hiệu là Diệu Điển thiền sư. Bà được vua Minh Mạng ban cho danh hiệu “Trinh Tiết Khả Phong”.

II. Hoàn CẢnh Chính Trị lúc bẤy giỜ
Nguyễn Công Trứ ra đời và lớn lên trong hoàn cảnh loạn lạc, chính trị bất ổn, chia rẽ và nhiều đổi thay. Đất nước chia đôi. Từ Thuận Hóa trở ra Bắc là vùng đất đưới sự cai trị của chúa Trịnh (1570-1786) trong danh nghĩa phù Lê. Từ Thuận Hóa vào Nam thuộc quyền Chúa Nguyễn.

Ngoài Bắc, đây là thời kỳ cuối của Chúa Trịnh, suy yếu, chia rẽ, tranh giành ngôi Chúa giữa Trịnh Cán và Trịnh Khải. Cuối cùng, Trịnh Khải đã lật đổ Chúa Trịnh Cán và lên làm Chúa năm 1782. Từ đó Chúa Trịnh bị loạn kiêu binh và cuối cùng nghiệp Chúa mất vào năm 1786 khi Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc Hà diệt Chúa Trịnh phù trợ nhà Lê. Vua Lê bấy giờ được toàn quyển cai trị đất Bắc hà. Sau khi quân Tây sơn rút về Nam, Trịnh Bồng, dòng dõi họ Trịnh, nổi lên muốn lập lại Phủ Chúa hiếp chế nhà vua. Vua  Lê Chiêu Thống đã phải nhờ Nguyễn Hữu Chỉnh, một danh tướng Bắc Hà giúp đánh bại Trịnh Bồng xây dựng lại nhà Lê độc lập. Từ đó,  Nguyễn Hữu Chỉnh nắm toàn bộ binh quyền và trở nên chuyên quyền ở đất Bắc khiến nhà vua lại lo sợ. Năm 1787, quân Tây Sơn do danh tướng Vũ Văn Nhậm chỉ huy tiến ra Bắc phá tan quân Nguyễn Hữu Chỉnh và bắt giết ông. Vũ Văn Nhậm lại trở nên kêu ngạo. Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ lo sợ Vũ Văn Nhậm làm phản lại kéo quân ra Bắc, bắt Vũ Văn Nhậm giết đi, cố lập lại nhà Lê. Tuy nhiên, Vua Lê Chiêu thống đã rời bỏ kinh đô và đang cùng với những người trung thành với nhà vua lo việc khởi nghĩa khôi phục nhà Lê, trong đó có Đức Ngạn Hầu Nguyễn Công Tấn, cha của Nguyễn Công Trứ. Các quan lại nhà Lê cũng bỏ đi, có người tuẫn tiết, chỉ còn ít người ở lại nhận chức quan.
Cờ của nhà Tây Sơn
Trong Nam thuộc quyền chúa Nguyễn. Đến năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ người huyện Phù Ly, nay là Phù Cát, Qui Nơn, đã khởi binh ở Tây Sơn đánh nhau với Chúa Nguyễn. Sau khi chiếm xong đất Gia Định, bắt giết Chúa Nguyễn là Thái Thượng Vương và Tân Chính Vương, năm 1778, Nguyễn Nhạc tự xưng là Trung Ương Hoàng Đế ở Qui Nhơn, đặt niên hiệu là Thái Đức, gọi thành Đồ Bàn là Hoàng Đế Thành. Ông Nguyễn Công Trứ đã sinh ra trong năm này.

Sau khi ba anh em nhà Tây Sơn Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ trở về Qui Nhơn, cháu của Thái Thượng Vương là Nguyễn Phúc Ánh đã tụ họp các quân tướng cũ, khởi binh từ đất Long Xuyên tiến chiếm lại đất Gia Định. Năm 1780, Nguyễn Phúc Ánh xưng Vương. Năm 1784, Nguyễn Vương đã sang Vọng Các cầu viện. Vua Xiêm đã cho 20,000 quân cùng  300 chiến thuyền sang giúp. Nguyễn Phúc Ánh đã theo quân Xiêm (Thái Lan) về chiếm đươc Rạch Giá, Trà Ôn, Sa đéc để tiến lên chiếm lại đất Gia Định. Tuy nhiên, Nguyễn Huệ đã phá tan quân Xiêm ở  gần Rạch Gằm và Xoài Mút, phía trên Mỹ Tho. Cũng năm này, Giám mục Bá Đa Lộc đã mang Hoàng tử Cảnh, con của Nguyễn Vương, lúc đó mới 4 tuổi sang Pháp cầu viện. Năm 1788, Nguyễn Vương chiếm lại Gia Định.

Cuối năm 1788, quân nhà Thanh mượn tiếng sang cứu nhà Lê, chiếm giữ thành Thăng Long trong âm mưu chiếm lấy nước An Nam, tên nước Việt lúc bấy giờ. Ngày 25 tháng mười một năm Mậu thân (1788), Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế. Ông thống lĩnh đại quân tiến ra Bắc phá tan quân Thanh đầu năm Kỷ Dậu (Tết Nguyên Đán 1789), lập nên nhà Nguyễn Tây Sơn (1988-1802). Năm 1792, Vua Quang Trung mất.
Hình Vua Quang Trung trên tờ giấy bạc 200 đồng VNCH

Năm 1790, Nguyễn Vương xuất quân đánh Qui nhơn cho đến năm 1799 thì chiếm được thành. Năm 1801, Nguyễn Vương khôi phục lại thành Phú Xuân. Năm 1802, Nguyễn Vương lên ngôi, xưng Nguyễn Thế Tổ, đặt niên hiệu Gia Long, quốc hiệu là Việt Nam, kinh đô ở Phú Xuân (Huế). Ông đưa quân ra lấy Bắc Hà, tiêu diệt nhà Nguyễn Tây sơn, chấm dứt chiến tranh giữa Chúa Nguyễn và nhà Tây Sơn khởi đi từ năm 1771.

Hoàn cảnh chiến tranh, chính trị và xã hội lúc bấy giờ đã ảnh hưởng, chi phối con người và tư tưởng Nguyễn Công Trứ ngay từ lúc tuổi còn thơ. Năm ông ra đời, 1778, Nguyễn Nhạc xưng đế ở trong Nam. Năm ông 8 tuổi, lứa tuổi mới lớn bắt đầu có sự hiểu biết, là lúc Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc Hà diệt Chúa Trịnh. Tự bản thân gia đình ông cũng bị xoáy cuốn vào cơn bảo táp của thời thế. Cha ông đã xướng nghĩa Cần vương, cùng với Vua Lê và các trung thần chống lại nhà Tây Sơn. Rồi cuộc xâm lăng của quân Thanh trong danh nghĩa trợ giúp Vua Lê, Vua Quang Trung đại phá quân Thanh. Chiến tranh giữa Nguyễn Vương và nhà Tây sơn, cho đến khi Nguyễn Phúc Ánh thống nhất đất nước năm 1802. Khi đó ông được 24 tuổi. Là một thanh niên đầy năng động, tâm tư ông đã bị giao động với chiến tranh, với những đổi thay liên tục và nhanh chóng giữa những quyền lực chính trị: Vua Lê, Chúa Trịnh, Chúa Nguyễn, Nguyễn Hữu Chỉnh, Vũ Văn Nhậm, quân Thanh xâm lược, nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn. Xã hội chung quanh ông mang nhiều tư tưởng dị biệt, thái độ sống trái ngược nhau. Tất cả đã ảnh hưởng lên con người Nguyễn Công Trứ.

III. HỌc Hành Thi CỬ
Nguyễn Công Trứ ra đời trong cảnh đất nước ly loạn. Năm ông 11 tuổi, cha ông đã đưa gia đình về quê nhà sau khi khởi nghĩa Cần vương chống lại quân Tây Sơn không thành. Tuy sinh ra trong một gia đình quan lại vọng tộc, vì hoàn cảnh chính trị và chiến tranh, vì quan niệm trung quân của phụ thân, ông sống và lớn lên trong sự nghèo khó. Cha ông không chịu ra làm quan với nhà Tây Sơn dù đã được mời gọi nhiều lần, chỉ dạy học trong làng, quyết giữ một lòng trung thành với Vua Lê, sống trong thanh bần nuôi con khôn lớn.

Nguyễn Công Trứ hiếu học, giỏi thơ phú, tánh tình phóng khoáng, ngông, đa tình, đa tài, văn võ song toàn. Tuy lớn lên trong hoàn cảnh chiến tranh, triều đình không mở được các khoa thi, ông vẫn bền chí dồi mài kinh sử, gắng công đèn sách, đợi chờ khoa bảng để có dịp chứng tỏ tài năng giúp đời, tạo nên sự nghiệp. Ông thấy, qua học hành và đậu các khoa thi, ông mới có thể được trọng dụng, ra làm quan, từ đó ông mới có cơ hội được đem tài ra giúp nước, để lập danh, để thỏa mộng nam nhi vẩy vùng trong bốn bể.

Dù sống đời một học trò nghèo trong loạn lạc, con người và xã hội đầy phân hóa, ông vẫn mang tư tưởng tích cực, hướng thượng, đầy tính năng động, ý chí và lý tưởng, vẫn tin tưởng vào một tương lai tươi sáng. Khi ông gần đến tuổi “tam thập nhi lập” mới có khóa thi Hương đầu tiên do Vua Gia long mở ra năm 1807 sau khi đánh bại nhà Tây Sơn thống nhất đất nước.

“Chí làm trai Nam, Bắc, Đông, Tây,
                             Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể.”
(Chí Làm Trai – NCT)

“Đi không há lẽ trở về không ?
Cái nợ cầm thư phải trả xong.
………………………………..
Đã mang tiếng ở trong trời đất
                             Phải có danh gì với núi sông” (Đi Thi Tự Vịnh – NCT)

Kinh luân khởi tâm thượng,
                Binh giáp tàng hung trung
(Kẻ Sĩ – NCT)

Từ nhỏ, Nguyễn Công Trứ đã chứng tỏ tư chất thông minh. Ông nổi tiếng là thần đồng, tài cao, trí sắc, đọc rộng, nhớ nhiều. Ông cũng tinh nghịch lém lỉnh chẳng ai bằng. Một giai thoại dân gian kể rằng:

“Khoảng 10 tuổi, Củng theo cha trở về Hà Tĩnh, sống tại làng Uy Viễn, Nghi Xuân quê nội. Trong làng có ông Đồ Trung là một người có máu mặt; ông đứng ra mời thầy đồ về nuôi trong nhà để trẻ con của làng tới học. Và trong đám học trò đó có cậu bé Củng.
Một hôm, khi cả lớp đang ngồi học, ông chủ nhà chợt nổi hứng đi vào và xin thầy cho phép ông ra cho các trò một vế đối. Được thầy đồng ý, ông Đồ Trung nói:
- Ta có câu đối này, trò nào đối hay và đối nhanh trước sẽ được thưởng một quan tiền!
Rồi ông ta chỉ về phía cây đại đứng ngoài vườn, đọc vế đối:

“Ngoài vườn cây đại nở hoa đại”.

Các học trò ngồi nhìn nhau, mặc dù rất thèm quan tiền (với các cậu đó là một giấc mơ lớn), nhưng không ai tìm được vế đối lại để lấy.
Thấy cả lớp im lặng, thầy học lên tiếng giục, thì chỉ có cậu bé Củng ra vẻ ngập ngừng khó nói. Thầy hỏi:
- Trò Củng, sao không đối đi?
Củng khép nép thưa:
- Thưa, con sợ bị quở phạt ạ.
- Trò cứ đối, - ông chủ nhà khuyến khích ra vẻ rộng lượng, - nếu hay thì ta sẽ thưởng cho, còn nếu có điều gì sơ suất thì ta và thầy cũng không bắt lỗi trò đâu.
Được lời, Củng nghiêm chỉnh đứng dậy đọc:
- Thưa, con xin đối là:

“Trong buồng ông Trung ấp bà Trung” ạ!

- Hay quá! Chuẩn quá! Trong đối với ngoài, Đại đối với Trung, và nở thì tất nhiên phải đối với ấp rồi!
Thầy và trò cả lớp được một trận cười nghiêng ngả, còn ông chủ nhà Đồ Trung thì đỏ mặt im lặng, và tất nhiên, phải trao cho Củng một quan tiền!” (36 giai thoi v Nguyn Công Tr)

Trong cuộc sống, từ thuở còn là hàn sĩ, Nguyễn Công Trứ đã nhìn cái nghèo bằng ánh mắt lạc quan, yêu đời, pha đôi chút hóm hỉnh, khinh bạc, không bi quan yếm thế.

“Miếng ăn sẵn cà non mướp luộc, ngon khéo là ngon,
Đồ chơi nhiều quạt sậy điếu tre, của đâu những của.”
(Hàn Nho Phong Vị Phú – NCT)

Năm 1803, một năm sau khi vua Gia Long đánh bại nhà Tây Sơn thống nhất Bắc Nam, ông đã dâng bài điều trần “Thái Bình Thập Sách” (Mười kế sách giữ nước nhà thái bình) cho nhà Vua khi vua Gia Long tuần du phương Bắc, dừng chân ở Nghệ An. Ông đã đưa ra một cương lĩnh giúp đất nước an bình thịnh trị. Ông được Vua ban khen và triều thần chú ý.

“Giữ lòng trung ái,
Chăm đạo dâu con,
Phát triển nông trang,
Trừ bỏ dị đoan,
Sửa đổi phong tục,
Thanh thải tham tàn,
Tiến cử tài đức,
                                       Giữ nghiêm luật lệ”. (Thái Bình Thập Sách – NCT)

Tuy học giỏi và nổi tiếng tài hoa, ông bị lận đận trong việc thi cử. Ông bị rớt ba khóa. Có thể khi lều chỏng đi thi, với bản tính ngông, ông đã biểu lộ ý chí ngang tàng, không giữ lời trong bài thi nên đã bị đánh rớt chăng (?!).
“Đã xông pha bút trận, thì gắng gỏi kiếm cung,
Cho rõ mặt tu mi nam tử.
Trong vũ trụ đã đành phận sự,
Phải có danh mà đối với núi sông.
                            Đi không, chẳng lẽ về không?” (Chí Nam Nhi - NCT)

Lễ xướng danh kỳ thi Hương ở Nam Định 1888 - Ảnh Wikipedia
Từ khi dâng biểu Thái Bình Thập Sách, mười năm sau, 1913 ông mới đậu Tú Tài. Mãi đến năm 1819 ông mới đậu Giải nguyên (Thủ khoa) kỳ thi Hương ở trấn Nghệ An. Khi ấy ông đã 41 tuổi. Từ đây bắt đầu cuộc đời làm quan đầy sóng gió của ông.

VI. CUỘC ĐỜi QUAN LẠi
Nguyễn Công Trứ làm quan qua các triều vua nhà Nguyễn: Gia Long (1802-1819), Minh Mạng (1820-1840), Thiệu Trị (1841-1847) và Tự Đức (1847-1883). Trong cuộc đời làm quan, Nguyễn Công Trứ đã sống thanh liêm, trong sạch và thanh bần. Ông giữ cương thường, chính khí, chính đạo của người quân tử, tinh thần hào hùng của nam nhi, hào sảng của của kẻ sĩ, không cố ôm bám vào lợi danh, tham quyền cố vị như những kẻ trọc thanh. Ông không lợi dụng quan tước để làm giàu cho bản thân và gia đình. Khi khai khẩn đất hoang lập ra hai huyện Tiền Hải và Kim Sơn. Ông không lấy một tấc đất cho riêng mình. Ông đối diện cái nghèo một cách an nhiên tự tại. Ông là người của hành động, dấn thân, say mê hoạt động. Ông làm viêc một cách hăng say, đầy năng lực, không quản ngại gian lao cực khổ, không từ chối bất cứ công việc gì. Ông ra Bắc vào Nam, đánh trận, khẩn hoang, chấm thi, xử kiện. Ông vẫn giữ vững đạo lập thân  dù nhiều lần bị giáng chức. Ông đem hết tài năng của mình để phục vụ đất nước, nhân sinh.

“Đạo lập thân phải giữ lấy cương thường.
Khí hạo nhiên chí đại, chí cương,
                       So chính khí đã đầy trong trời đất.”
(Kẻ Sĩ – NCT)

                      “Gẩm việc đời mà ngắm kẻ trọc thanh.” (Kẻ Sĩ – NCT)

“Cầm chính đạo để tịch tà, cự bí,
Hồi cuồng lan nhi chướng bách xuyên.
Rồng mây khi gặp hội ưa duyên
                        Đem quách cả sở tồn làm sở dụng.”
(Kẻ Sĩ – NCT)

“Trong lang miếu, ra tài lương đống,
Ngoài biên thùy rạch mũi can tương.
Làm sao cho bách thế lưu phương,
                      Trước là sĩ sau là khanh tướng.”
(Kẻ Sĩ – NCT)

“Có trung hiếu nên đứng trong trời đất
Không công danh thà nát với cỏ cây.
Chí tang bồng hồ thỉ dạ nào khuây,
Phải hăm hở ra tài kinh tế
…………………………………
                                            Hơn nhau hai chữ anh hùng.” (Phận Sự Làm Trai – NCT)

Ông sống gần gũi với dân chúng và biết lo cho người dân. Ông được dân chúng yêu thương tôn kính, gọi ông là “Cố Lớn”. Ông đã được thăng thưởng nhiều lần, đến chức Thượng Thư, Tổng Đốc, Chánh Nhị phẩm, phẩm hạng cao hàng thứ hai tính từ trên xuống trong 18 bậc phẩm cấp quan chế trong triều Nguyễn mà cao nhất là Chánh Nhất phẩm, nhưng cũng đã nhiều lần bị giáng chức đến mức làm lính thú, thậm chí có lúc bị kết án trảm giam.

“Thượng vị đức, hạ vị dân,” (Phận Sự Làm Trai – NCT)

“Ra trường danh lợi, vinh liền nhục
  Vào cuộc trần ai, khóc trước cười”
(Con Đường Làm Quan – NCT)

TS Trần Ngọc Vương trong bài viết “Kỷ Niệm 150 Năm Ngày Mất Của Nguyễn Công Trứ: Còn Nhiều Điều Vỡ Lẽ Về Ông Đang Chờ Phía Trước…” đã cho biết:
“Trong bộ sử quan trọng nhất của vương triều Nguyễn: Đại Nam Thực Lục, tên tuổi của Nguyễn Công Trứ bắt đầu được ghi chép từ sự kiện dâng Thái bình thập sách cho Gia Long (1802), bẵng đi 19 năm, sau đó dồn dập xuất hiện. Theo thống kê của chúng tôi, danh tính của Nguyễn Công Trứ xuất hiện trong bộ sử này ở 329 vị trí, tần số thuộc hàng cao nhất trong các triều thần dưới các triều vua Minh Mệnh, Thiệu Trị. Điều khá đặc biệt là vào thời điểm Tự Đức năm đầu, ông đã được vua chuẩn cho cáo lão về hưu, nếu theo thông lệ thì sử quan chỉ còn chép về cái chết của các vị nguyên lão đại thần nữa là hết, nhưng tên ông thì vẫn còn được chép tiếp khá nhiều (cả một đoạn dài trong Đại Nam liệt truyện) với nhiều những biến cố đặc thù “hậu hưu trí”. Rất ít người, nếu không phải là không có ai, được Thực lục (chứ không nói Liệt truyện) chép kỹ đến như ông, chép chi tiết đến từng bản tấu sớ, biểu chương, đến cả những chuyện sinh hoạt! Trừ các vị vua, còn thì tất cả các nhân vật lịch sử được Đại Nam thực lục điểm danh nhiều nhất đều là các đại thần, làm quan tại triều lâu ngày, và cũng đảm nhiệm lâu dài những cương vị cơ mật, trọng yếu bậc nhất của bộ máy. Nguyễn Công Trứ là trường hợp ngoại lệ: ông chỉ được trao chức Thượng thư (Bộ Binh) trong có 4 năm, mà 4 năm ấy ông lại đảm nhiệm chức phận Tổng đốc Hải Yên, hàm ngang thuợng thư, nhưng việc chính lại giữ cương vị tỉnh thần là chủ yếu.”
Suốt cuộc đời làm quan với nhà Nguyễn, ông đã giữ các chức vụ
  • Biên Tu ở Quốc sử quán, năm 1820, sau khi ông đỗ đầu kỳ thi Hương ở Nghệ An.
  •  Thực thụ Biên Tu (1821).
  • Tri huyện Đường Hào, Hải Dương (1823).
  • Tư nghiệp Quốc tử Giám (1824).
  • Lang Trung Bộ Lại, Phủ Thừa phủ Thừa Thiên (1825).
  • Hip Trn trn Thanh Hóa (1826), tham d tiu tr cuc ni dy ca Lê Duy Lương Nông Cng và Phan Bá Vành Nam Đnh. Năm này ông t quan chc v cư tang cha quê nhà. Đi Nam Chính Biên Lit Truyn, Quc s quán triu Nguyn, quyn 20 – Tuyn Các Quan – Mc X đã ghi chép: “Vua nghĩ Tr là người thanh liêm, gin d, sai mang cho Tr 100 lng bc”. Sau khi mãn tang, ông ra ra nhm chc ngoài Bc. 
  • Hình Bộ Tham Tri, coi Tào Hình tại dinh Tổng Trấn Bắc Thành (1826). Năm sau, 1927, ông dẫn quân đi tiểu trừ Phan Bá Vành, dồn họ về Trà Lũ, phá tan và bắt sống Vành cùng 765 dư đảng.
  • Năm 1828, được triệu về Kinh, thăng Hình Bộ Hữu Tham Tri.
  • Sau đó theo li đ ngh ca ông, được b chc Dinh Đin S các ht Nam Đnh và Ninh Bình, chiêu m dân đinh, khai khn đt hoang min duyên hi, lp ra huyn Tin Hi nhp vào tnh Thái Bình, và hai tng, mt vào huyn Nam Trc và mt vào huyn Giao Thy, tnh Nam Đnh. Năm 1829 ông lp huyn Kim Sơn, Ninh Bình. “Nguyên trước gn đó có bãi Tin Châu b hoang, gic thường trn núp đó, khi quan Dinh đin s Nguyn Công Tr đến, chiêu d dy bo dân, nhm đo đt hoang Tin Châu và hai bên b, chia cp cho dân cùng, c thy được 27 lý, 27 p, 20 tri, 10 giáp, s đinh 2350 người, rung hơn 1890 mu, chia làm 7 tng, tâu xin bit lp mt huyn, đt tên là huyn Tin Hi.” (Quc Triu Chánh Biên Toát Yếu)
    Huyện Tiền Hải (Tỉnh Thái Bình)
    do Nguyễn Công Trứ thành lập
      Huyện Kim Sơn (tỉnh Ninh Bình) 
      do Nguyễn Công Trứ  thành lập
  • Năm 1829 ông khẩn hoang vùng bãi biển đây lau sậy nằm giữa hai con sông Càn và sông Đáy, lập thành huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Kim Sơn ngày nay nổi tiếng với xứ đạo Phát Diệm với mật độ dày đặc các nhà thờ Công giáo. Kim Sơn sản xuất gần 1/3 tổng sản lúa của tỉnh Ninh Bình và được UNESCO công nhận là vùng sinh quyển của thế giơi.
  • Năm 1830, ông được gọi về kinh đô Huế, bổ nhiệm chức Hữu Tham Tri Bộ Hình.
  • Năm 1831 bị giáng chức xuống 7 cấp, làm Tri Huyện ở Kinh
  • Năm 1832, được thăng Lang Trung Nội vụ, rồi bổ nhiệm chức vụ Bố Chánh sứ Hải Dương. Tháng 10 năm này ông được thăng hàm Binh bộ Tham tri và giữ chức Tổng đốc Hải Yên (Hải Dương và Quảng Yên).
  • Năm sau, 1833, làm Tham Tán Quân V, hp cùng Tng Đc Lê Văn Đc dn quân đi trn dp cuc ni dy ca Nùng Văn Vân Tuyên Quang trong sut hai năm. Ông  phá tan sào huyt và đt chết Vân trong rng huyn Đế Đnh, Tuyên Quang. Sau khi đưa đoàn quân thng trn v Kinh, “Tr vào trước thm ra mt vua. Vua thân rót rượu ban cho đ t lòng yêu quý đáp công. Li thưởng cho các đ chơi quý báu; và m th cho mt người con Tr làm Hiu uý v Cm y” (Đi Nam Chính Biên Lit Truyn).
  • Năm 1835, ông được phong thực thụ Binh Bộ Thượng Thư, giữ chức Tổng Đốc Hải Yên. Do đó ông còn được gọi là “Cụ Thượng Trứ”.
  • Năm 1936, vì để một tù nhân phạm trọng tội vượt ngục và trốn mất, ông bị giáng 4 cấp, sau được phục 3 cấp.
  • Năm 1839, bị giáng xuống Hữu Tham Tri
  • Năm 1840, ông được thăng Đô Sát Viên Tả Đô Ngự Sử, rồi làm Chủ Khảo Trường Thi Hà Nội.
  • Năm 1841, ông dâng sớ xin tòng chinh trong Nam, được phong làm Tán Lý Cơ Vụ. Ông cùng Tướng Trương Minh Giảng, Nguyễn Tiến Lâm đánh dẹp những cuộc nổi dây của dân Chân Lạp ở nhiều nơi. (Nước chân Lạp, Campuchia ngày nay, đã bị sát nhập vào Việt Nam năm 1835, lập thành Trấn Tây Thành, chia làn 32 phủ và 2 huyện, có một vị Đại tướng, một Tham tán đại thần, một Đề đốc, một Hiệp tán và 4 Chánh Phó Lãnh binh để coi mọi việc quân dân.) Ông cũng cùng Doãn Uẩn đánh dẹp cuộc khởi nghĩa của Hoàng tử Chân Lạp Nặc Ông Đôn với sự trợ giúp của quân Xiêm, đánh tam liên quân Xiêm - Chân Lạp. Ông được thăng Tham Tán Đại Thần.
  • Do sự oán giận của người dân Chân Lạp với sự cai trị hà khắc, tham tàn của quan lại Việt Nam, giặc giả nổi lên nhiều nơi, đánh dẹp mãi nhưng không bình định được. Bình định được nơi này thì nơi khác lại nổi lên. Tình thế trở nên khó khăn. Cuối cùng quan quân phải bỏ Trấn Tây Thành, rút hết về An Giang. Do đó, ông bị giáng chức xuống Binh Bộ Lang Trung, giữ chức Tuần Phủ tỉnh An Giang. Khi dẹp giặc Lâm Sâm, chém được tướng giặc là Phiên Tăng, ông được thăng Binh Bộ Thi Lang, vẫn làm Tuần Phủ An Giang.
  • Năm 1843, được thăng Binh Bộ Tham Tri.
  • Tháng 10 năm 1843, do sự hãm hại của ông quan tổng Đốc An Hà (An Giang và Hà Tiên) Nguyễn Công Nhàn. Ông bị vu cáo buôn đồ gian nên bị giáng xuống làm lính thú ở Quảng Ngãi. Lúc đó ông đã 65 tuổi.
  • Năm 1845, ông được triệu hồi về Kinh, bổ nhiệm làm Chủ sự Bộ hình.
  • Năm sau, 1846, giữ chức Án Sát tỉnh Quảng Ngãi.
  • Năm 1847, thăng làm Phủ Doãn phủ Thừa Thiên. Trong năm này ông xin về hưu trí nhưng Vua Thiệu Trị không cho.
  • Năm Sau, 1848, khi Vua Tự Đức lên ngôi, ông lại xin nghĩ hưu trí. Ông được nhà vua chuẩn y cho hưu trí và cho thực thụ hàm Phủ Doãn Thừa Thiên.
    Bản đồ những tỉnh thành nơi Nguyễn Công Trứ phục vụ trong đời làm quan của ông 
Khi cầm quân, Nguyễn Công Trứ là một tướng quân đầy mưu lươc, hết lòng trong công việc để hoàn thành trách nhiệm được giao phó.Theo Sách “Đại Nam Chính Biên Liệt Truyện”: “Năm thứ 8 (đời Vua Minh Mạng), vua xuống chiếu cho Trứ cùng viên Thông ngoại quản Tiền quân là Phạm Văn Lí hội quân tiến đánh tên giặc thổ trước ở Nam Định là Phan Bá Vành. Trước đây tên giặc ấy lẻn lút chiếm nơi bãi biển, tựa chỗ hiểm rủ nhau tụ họp. Công Trứ đặt mưu lược, thường đánh phá được. Vua bảo là: Nguyễn Công Trứ, gặp việc hết lòng làm không cẩu thả, thực không thẹn với sự uỷ dùng. Rồi sau Trứ bắt được Bá Vành. Vua xuống chiếu thư khen ngợi, và thưởng cho Trứ một hình núi bằng ngọc trắng, một hình con ngựa bằng mã não, một cái khánh vàng và triệu về triều.”

Nguyễn Công Trứ là một vị quan thanh liêm chính trực. Trong thuật trị nước, ông đã đưa ra quan điểm rõ ràng về đạo làm quan, để là một nhà cai trị tốt:

Giữ lòng trung ái,
Chăm đạo dâu con,
Phát triển nông trang,
Trừ bỏ dị đoan,
Sửa đổi phong tục,
Thanh thải tham tàn,
Tiến cử tài đức,
                                        Giữ nghiêm luật lệ”. (Thái Bình Thập Sách – NCT)

Ông là một vị quan chính trực, đề cao việc trị quốc bằng luật pháp, thưởng phạt công minh, chăm lo đời sống cho người dân có công ăn việc làm, đặc biệt là khai khẩn đất hoang, giúp người nghèo có nghề nghiệp. Nguyễn Công Trứ đã dâng sớ kín cho Vua Minh Mạng, đề nghị với nhà vua 3 điều quan trọng về thuật trị nước: 
  1. Pháp cấm phải nghiêm ngặt, để trừ tuyệt bọn giặc;
  2. Thưởng phạt phải công minh, để khuyên răn quan lại;
  3. Khai khẩn ruộng hoang, để cho dân nghèo có nghề nghiệp.” (Quốc Triều Chánh Biên Toát Yếu)
Khi làm Dinh Điền Sứ, ông đã cho điều tra, trừng trị nghiêm khắc những quan lại sâu dân mọt nước tại vùng Nam Ðịnh, Thái Bình. “Chánh án ở Nam Ðịnh là Phạm Thanh, thư ký Bùi Khắc Kham tham nhũng lắm, khiến giải đến chợ chém ngang lưng ; Tri phủ Nguyễn Công Tuy tham tàn, tội phải chết; lại xét Ðồng tri phủ Ứng Hoà Nguyễn Thọ Vực, Tri huyện Ðại An Nguyễn Văn Nghiêm để nha lại làm những điều tệ, phải cách chức cả.” (Quốc Triều Chánh Biên Toát Yếu)


Là một nhà cai trị giỏi, khi làm việc ông hoạch định kế sách rõ rệt, đưa ra chinh sách để thi hành từ giáo dục, hành chính, công ăn việc làm đến an ninh, luật pháp. Sách sử thời đó đã ghi lại về ông: “Mới đặt huyện Kim Sơn thuộc về phủ Yên Khánh đạo Ninh Bình, lựa người đặt làm Tri huyện để khuyên dạy dân ; nhà cửa, lương tháng, ngưu canh điền khí thời đều cấp cho dân, y như lệ huyện Tiền Hải ; còn ruộng thiệt trưng và ruộng thành thuộc thời lấy thuế từ năm nay, ruộng lưu hoang thì đến năm Minh Mệnh thứ 12 [1831] sẽ đánh thuế; đó là theo lời Nguyễn Công Trứ xin. Công Trứ lại dâng sớ xin lập ra quy ước, khiến cho dân biết kiềm thúc, lâu cũng nên thói hay được:
  • Lập nhà học (đặt ruộng học tha thuế, khiến dân cày ruộng để làm học bổng ; học trò 8 tuổi phải vào học)
  • Ðặt xã thương, chăm dạy bảo dân làm ăn.
  • Cẩn việc phòng giữ.
  • Nghiêm việc khuyên răn.
Ngài [vua] khen là phải.” (Quốc Triều Chánh Biên Toát Yếu)

Trong đời làm quan của ông, chúng ta thấy ông đã giữ đúng đường lối ông đã đề ra, sống và làm việc vì dân vì nước. Ông không lợi dụng quan chức để làm giàu cho bản thân và gia đình. Đến Vua Minh Mạng cũng nghĩ ông là người thanh liêm chính trực. Quốc Sữ Quán Triều Nguyễn đã có chép về điều này: “Vua nghĩ Trứ là người thanh liêm, giản dị”. (Đại Nam Chính Biên Liệt Truyện)
Với lòng trung trực, dù bị giáng chức nhiều lần, ông không ngừng nỗ lực vươn lên khỏi nghịch cảnh để đạt được những điều mình mong muốn.

“Số khá bĩ rồi thời lại thái
                     Cơ thường đông hết hẵn sang xuân.” (Vịnh Cảnh Nghèo - NCT)

“Còn trời, còn đất, còn non nước
                           Có lẽ ta đâu mãi thế này ?” (Quân Tử Cố Cùng – NCT)

Tuy là một vị quan chính trực, có phong độ khí khái, đầy tinh thần trách nhiệm, Nguyễn Công Trứ có thái độ ngông ngạo với cuộc đời, với nhân tình thế thái, những lần ‘lên voi xuống chó’ trong quan trường. Ông có tư tưởng coi rẽ lợi danh, chán ngán tình đời.

“Đù mẹ nhân tình đã biết rồi
 Nhạt như nước ốc bạc như vôi” (Thế tình bạc bẽo - NCT).

“Liếc mắt coi chơi người lớn bé
 Vểnh râu bàn những chuyện xưa nay”
(Thú Tiêu Dao – NCT)

“Chuyện cũ trải qua đã chán mắt
 Việc sau nghĩ lại chẳng thừa hơi”
(Con Đường Làm Quan - NCT)

“Khéo khôn ai cũng tranh phần được
 Trong sạch ta thời giữ mực thường”
(Khuyên Người Đời – NCT)

“Mang danh tài sắc cho nên nợ
Quen thói phung phí hóa phải vay
Quân tử lúc cùng thêm thẹn mặt
 Anh hùng khi gấp cũng khoanh tay”
(Quân Tử Cố Cùng - NCT)

“Thế thái nhân tình gớm chết thay
Lạt nồng trông chiếc túi vơi đầy
Hễ không điều lợi, khôn thành dại
Ðã có đồng tiền dở cũng hay”
(Thế Thái Nhân Tình – NCT)

“Lênh đênh một chiếc thuyền nan,
Một cô thiếu nữ một quan đại thần.
Ban ngày quan lớn như thân,
Ban đêm quan lớn tần mần như ma.
Ban ngày quan lớn như cha,
Ban đêm quan lớn rầy rà như con.”
(Đùa Quan Đại Thần – NCT)

Có lần nghe chuyện về ông, vua Minh Mạng đã gọi ông là “thằng cuồng”. 

Sách “Quốc Sử Di Biên” có đoạn viết:

“Trứ vốn tính hào phóng, thường đắp phương trượng tam sơn sau công đường, trên núi làm chùa, đào hồ thả sen, bắc cầu trên hồ, nuôi 25 đồng nữ sớm tối cúng Phật.

Trước kia đóng đồn ở Vân Trung, bắt được 3 trai, 7 gái người Thổ nuôi làm gia thuộc, cho hát xướng, ngày đêm cùng tân khách và bè bạn đánh tổ tôm, hút thuốc, nghe truyện Kim Vân Kiều, tự xưng là Lão Trang. Thường ngày họp nhau uống rượu, làm thơ ca quốc âm, có ý coi rẻ lợi danh. Việc này lọt đến tai vua, vua cười nói rằng: Thói cũ thằng cuồng vẫn hào phóng như thế đấy!”.


Nguyễn Công Trứ rất mê hát Ả Đào và Ca Trù. Bản thân ông cũng là một nghệ nhân đánh đàn đáy trong nghệ thuật ca nhạc này. Ông say mê và luôn theo đuổi loại hình nghệ thuật này ngay từ thuở hàn vi cho đến lúc công thành danh toại, chức trọng quyền cao và khi đã về già cưỡi bò ngao du sơn thuỷ. Ông nổi tiếng là một người đa tình. Giai thoại dân gian có kể rằng:
Hát Ả Đào gồm có một Đào nương (ngồi giữa trong hình) còn gọi là
đầu 
hay ả đào vừa hát những bài Hát Nói vừa gõ phách bằng hai que gỗ,
và một nghê nhân đánhđàn Đáy gọp là Kép đệm theo bài hát (ngồi bên
phải). Quan viên cầm chầu (ngồi bên trái) vừa thưởng thức bài hát (có thể
là do mình sáng tác) vừa điểm những tiếng trống khen thưởng đào hát
bằng cáchdùng một que gỗ đánh lên mặt trống Đế
“Gần làng Uy Viễn có làng Cổ Đạm là một phường Ca Trù nổi tiếng vào loại nhất nước, có nhiều đào nương tài giỏi và xinh đẹp, trong số đó có nàng tên là Hiệu Thư. Tương truyền cô đào ấy phong tư diễm lệ, tài hoa xuất chúng, giọng hát tuyệt hay, nhưng tính tình có lẽ vì thế mà kiêu kỳ, chỉ tiếp những vương tôn công tử, những người nổi danh trong chốn. Nguyễn Công Trứ say mê Hiệu Thư, nhưng vì nhà nghèo, không thể quen thân gần gũi được nên đành “kính nhi viễn chi” mà thôi. Vốn là một tay đàn giỏi có tiếng trong vùng, cậu nho sinh Trứ liền tìm cách xin vào làm kép cho Hiệu Thư, thường nàng đi hát ở đâu thì chàng cũng được cắp đàn đi theo.

Một tối nọ gánh Ca Trù Cổ Đạm được mời sang hát ở Vĩnh Yên cách đó khá xa. Hiệu Thư được đưa đi phục vụ. Nàng xin ông bầu gánh mời Nguyễn Công Trứ – lúc này vừa đậu Giải nguyên nhưng chưa được triều đình gọi, vẫn là hàn sĩ sống ở quê – đi theo cùng để vừa hoạ đàn vừa đặt lời ca. Trên đường đi, không biết vì cớ gì mà hai người – chàng và nàng – tụt lại sau mọi người, chỉ có một đứa tiểu đồng nhỏ theo hầu. Mải mê nói chuyện, lúc đến giữa cánh đồng rộng, Nguyễn Công Trứ giả vờ sửng sốt vì phát hiện ra mình đã bỏ quên dây đàn ở nhà, và ngon ngọt nhờ chú tiểu đồng chạy về lấy hộ. Thế rồi… trên cánh đồng lúa chập chờn chỉ còn đôi trai tài gái sắc… cũng chập chờn… và…tiếng “Ứ hự” vang lên kỳ diệu, lạ lùng.

Ít ngày sau đêm đó, Giải nguyên Trứ được triệu vào Kinh nhậm chức…

Rồi nhiều năm trôi qua…Nguyễn Công Trứ đã trở thành Tham tri bộ Binh kiêm Tổng đốc Hải An. Một lần, nhân ngày vui, ông cho tổ chức cuộc hát xướng tại tư dinh, nhờ các quan sở tại mời các danh ca đến phục vụ. Chẳng ngờ trong số những người được mời đến lại có cả cô đào Hiệu Thư. Khi bước ra trình diễn, ngước mắt trông lên, nhận ra quan Tổng đốc ngồi nghe hát kia chính là chàng kép Trứ ngày nào trên cánh đồng lúa huyện nhà, nàng liền cất giọng:

Giang san một gánh giữa đồng,
Thuyền quyên “ứ hự” anh hùng nhớ chăng?

Nghe câu hát, Nguyễn Công Trứ như giật mình bởi một cảm giác vừa nhói đau, vừa ngọt ngào từ đâu đó sâu trong ký ức hiện về. Định thần nhìn lại nàng ca kỹ vừa hát lên câu đó, quan Tổng đốc chợt thảng thốt hỏi:

- Có phải… Hiệu Thư đó không?

Khi cuộc hát tàn, hai người ngồi lại tâm sự, nàng kể cho chàng nghe quãng đời chìm nổi, phiêu bạt của mình kể từ đêm trên cánh đồng năm ấy… Khi biết Hiệu Thư vẫn chưa có chồng, quan Tổng đốc liền quyết định cưới nàng làm thiếp.” (36 giai thoại về Nguyễn Công Trứ)

Ghi lại câu chuyện trên, Nguyễn Công Trứ để lại một bài thơ:

“Liếc trông đáng giá mấy mười mươi
Đem lạng vàng mua lấy tiếng cười,
Giăng xế nhưng mà cung chẳng khuyết
Hoa tàn song lại nhuỵ còn tươi.
Chia đôi duyên nợ, đà hơn một
Mà nét xuân kia vẹn cả mười,
Vì chút tình duyên nên đằm thắm
                          Khéo làm cho bận khách làng chơi” (Bỡn Cô Đào Già – NCT)

V. HƯU TRÍ
Sau 28 năm phục vụ Nhà Nguyễn, làm quan dưới triều Vua Minh Mạng (1820-1840), Thiệu Trị (1841-1847) và Tự Đức (1847-1883), Nguyễn Công Trứ nghĩ hưu năm 1848. Khi đã từ quan về hưu trí, ông làm nhà bên cạnh ngôi chùa trên núi để ở. Từ đây ông sống cuộc đời nhàn tản, bỏ qua công danh việc đời, ngao du sơn thủy. Ông vui cùng bầu rượu túi thơ, cầm kỳ thi tửu. Ông sống vui thú với cái nhàn, với âm nhạc, hát nói, hát ả đào, ca trù, vui với ca nhi, bài bạc, hưởng thụ cuộc đời. Cuộc đời hưu trí của ông đầy tính năng động, du ngoạn đó đây, vui hưởng từ những thú thanh cao cho đến trần tục. Ông thoát vòng danh lợi, sống thanh nhàn, quên đi những ba đào sóng gió chốn quan trường.
“Chen chúc lợi danh đà chán ngắt
………………………………….
Hẹn với lợi danh ba chén rượu,
                                            Vui cùng phong nguyệt một bầu thơ,”
(Thoát Vòng Danh Lợi – NCT)
“Nợ tang bồng trang trắng, vỗ tay reo
                                 Thảnh thơi thơ túi rượu bầu.”  (Chí Làm Trai – NCT)


“Tổ tôm tên chữ gọi hà sào 
Ðánh thì không thấp cũng không cao 
Ðược thì vơ cả, thua thì chạy 
                                   Nào!”         
(Đánh Tổ Tôm – NCT)


“Năm ba chú tiểu đồng lếch thếch,
Tiêu dao nơi hàn cốc, thanh sơn,
Nào thơ, nào rượu, nào địch, nào đờn,
Đồ thích chí chất đầy trong một túi.
Mặc ai hỏi, mặc ai không hỏi tới,
                         Gẩm việc đời mà ngắm kẻ trọc thanh,”
(Kẻ Sĩ – NCT)


“Tri túc tiện túc, đãi túc, hà thời túc,
                      Tri nhàn tiện nhàn, đãi nhàn, hà thời nhàn?”
(Chữ Nhàn – NCT)


“Chơi cho lịch mới là chơi,
Chơi cho đài các, cho người biết tay.
                                   Tài tình dễ mấy xưa nay.”
(Cầm Kỳ Thi Tửu - NCT)

                              “Càng già, càng dẻo, càng dai!” (Giả Cưới Nàng Hầu – NCT)

“Cuộc hành lạc bao nhiêu là lãi bấy
                            Nếu không chơi, thiệt ấy ai bù?”
(Chơi Xuân Kẻo Hết Xuân Đi – NCT)


“Cuộc tỉnh say bàn rượu chén trà,
Cơn đắc ý thùng thùng đôi tiếng trống.
………………………………………..
                            Này tiếng đàn tinh tính tinh tình tinh.” (Thú Thanh Nhàn – NCT)

Tính ngông ngạo của ông cũng thể hiện khi đã về hưu trí. Khi đi du ngoạn đó đây ông không dùng ngựa xe mà chỉ ngất ngưởng trên lưng con bò vàng có đeo nhạc ngựa, đủng đỉnh ngắm cảnh, tiêu dao đất nước.
“Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng
…………………………………………
Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì
………………………………………….
Khen chê phơi phới ngọn đông phong 
                                     Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng
(Ngất Ngưỡng – NCT)

“Chẳng lợi danh chi lại hoá hay! 
                                 Chẳng ai phiền luỵ chẳng ai rầy,(Thú Tiêu Dao – NCT)

Đền thờ Uy Viễn Hầu Nguyễn Công Trứ ở xã Lưu Phương, huyện Tiền Hải
Ông hay viếng cảnh chùa và trùng tu nhiều chùa trong vùng. Năm 1852, dân chúng huyện Tiền Hải nhớ ơn ông, đã cùng nhau xây dựng Sinh Từ, thờ sống ông khi ông 75 tuổi. Họ đón ông  đến Sinh Từ, làm lễ long trọng, coi như vị thần sống. Năm 1856, dân chúng huyện Kim Sơn cũng đã lập Sinh Từ, đền thờ sống để thờ ông ở xã Quang Thiện. Có mấy ai được người dân yêu thương, tự lập đền để thờ phụng ngay khi còn sống?
Đên thờ Nguyễn Công Trứ ở huyện Kim Sơn


Năm 1858, nghe tin người Pháp và Tây Ban Nha đến đánh Đà Nẳng, Nguyễn Công Trứ, lúc đó đã 81 tuổi, dâng sớ xin vua cho ra trận tiền để bảo vệ đất nước. Vua Tự Đức không chấp thuận. Cuối năm 1858, ông mất tại làng Uy Viễn, huyện Nghi Xân, tỉnh Hà Tỉnh, ngày 14 tháng 11 âm lịch, hưởng thọ 81 tuổi. Trương truyền rằng trước khi mất, ông dặn con cháu không nên bày cuộc tang lễ để khỏi tốn kém, làm khổ gia đình và dân làng. Cứ để ông nằm nguyên trên chõng như khi đang ngủ, thả xuống huyệt là xong! Ông có cuộc sống giản dị và khoáng đạt, không khoe khoang hình thức, không chấp nê vào những lễ nghi tốn kém mang tính khoa trương của người đời.
Hiện nay còn rất nhiều từ đường thờ ông ở hai huyện Kim Sơn, Tiền Hải và làng Uy Viễn. Nhiều đình chùa tại các địa phương này cũng thờ và tôn ông làm Thần hoàng.
Hát Ả Đào & Ca Trù

Hằng năm cứ đến ngày 14 tháng 11 âm lịch, người dân huyện Kim Sơn đều tổ chức lễ tế Nguyễn Công Trứ ở Truy Tư Từ trong Đền Nguyễn Công Tứ trong 3 ngày 13, 14 và 15 tháng 11 để tỏ lòng thành kính biết ơn và ngưỡng mộ ông. Ngày 13 tế Yết Cáo, ngày 14 tế Chính Kỵ, ngày 15 tế Tạ. Trong những ngày lễ đó có những đào nương hát ả đào đến hát lễ. Đào nương vừa hát vừa sử dụng cặp phách gõ tiết tấu nhịp lên một thanh gỗ nhỏ hình khối chữ nhật. Nhạc đệm gồm có một nghệ nhân đánh đàn đáy (một cây đàn đặc thù của Việt Nam dùng trong ca trù, có cần đàn thật dài và tiếng đàn trầm đục) hòa đàn với một nghệ nhân đánh trống đế, cầm chầu với một que tre nhỏ. (Trống đế có hình trụ nhỏ, phát ra tiếng trống âm cao.) Họ hát những bài hát nói, ca trù của Nguyễn Công Trứ.

VI. THI VĂN SÁNG TÁC
Sức sáng tác của Nguyễn Công Trứ thật dồi dào. Là một người thông minh có tài về văn chương chữ nghĩa, gắn bó với nghệ thuật ca trù hát nói, có triết lý về đời sống rõ ràng, có lý tưởng về đạo lập thân, chí nam nhi, tinh thần kẻ sĩ, tư tưởng hưởng nhàn, tình cảm lãng mạn. Tự bản thân, ông đã nếm trãi, sống và lớn lên trong loạn lạc chiến tranh, trong đời sống khắc khổ của gia đình và giáo dục nghiêm nhặc của phụ thân. Ông cố công đèn sách để ra làm quan thi thố tài năng với đời. Tuy nhiên, ông chỉ đỗ đạt ở tuổi 41, đã là một trung niên đã quá tuổi “tam thập nhi lập” theo quan niệm của xã hội Khổng giáo. Trong cuộc đời quan lại, ông gặp nhiều thăng giáng. Khi thì được Vua trọng dụng tin cẩn, cho tiền, thưởng quà; khi thì bị nghiêm khắc trừng phạt, truất giáng nặng nề; khi thì bị nghi kỵ ganh ghét của quan lại triều đình. Từ đó ông đã hình thành những khuynh hướng tư tưởng, trong cách sống và hành động của ông. Chính đó là những chất liệu dồi dào để ông dùng thi văn thể hiện những khuynh hướng tư tưởng đó, diễn tả những mâu thuẫn nội tại trong tâm hồn. Một cách tổng quát, chúng ta thấy các khuynh hướng tư tưởng sau đây trong thi văn sáng tác của ông: 
  • Tu thân theo đạo Nho – 
“Nhân nghĩa tước trời thì phải giữ (Vui Cảnhnh Nghèo – NCT)
“Có Trung hiếu, nên đứng trong trời đất” (Phận Làm Trai – NCT)
“Đạo lập thân phải giữ lấy cương thường.” (Kẻ Sĩ – NCT)
  • Chí nam nhi vùng vẫy – 
“Chí Làm Trai Nam, Bắc, Đông, Tây
Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể” (Chí Làm Trai – NCT)
  • Học hành thi cử để ra làm quan, tạo danh phận với núi sông –
“Tài bộ thế, khoa danh, ờ, lại có!” (Đường Công Danh – NCT)
“Cái nợ cầm thư phải trả xong” (Đi Thi Tự Vịnh – NCT)
  • Sống tích cực, tin tưởng vào tương lai tốt đẹp –
“Số khá bĩ rồi thời lại thái” (Vịnh cảnh Nghèo – NCT)
“Đi không chẳng lẽ lại về không” (Đi Thi Tự Vịnh – NCT)
  • Sống tốt, trong sạch ở đời – 
“Ăn ở sao cho trải sự đời” (Cách Ở Đời - NCT)
“Trong sạch ta thời giữ mực thường” (Khuyên Người Đời – NCT)
  • Phê bình nhân tình thế thái –
“Đã có đồng tiền dở cũng hay”  (Thế Thái Nhân Tình – NCT)
“Nghĩ sự đời thêm cảm nỗi phù du” (Vịnh Tiền Xích Bích –NCT)
  • Đem hết tài sức phục vụ quốc gia dân tộc, trị nước yên dân –
“Phải hăm hở ra tài kinh tế” (Phận Sự Làm Trai – NCT)
“Đem quách cả sở tồn làm sở dụng.” (Kẻ Sĩ – NCT)
  • Sống nhàn – 
              “Nên phải lấy chữ nhàn làm trước” (Chữ Nhàn – NCT)

“Năm ba chú tiểu đồng lếch thếch,
                  Tiêu dao nơi hàn cốc, thanh sơn,” (Kẻ Sĩ – NCT)

  • Hưởng lạc, tình cảm lãng mạn – 
“Chơi cho lịch mới là chơi,
 Chơi cho đài các, cho người biết tay.” (Cầm Kỳ Thi Tưởu – NCT)

“Làm chi ta đã làm chi được,
  Làm được ta làm đã lắm khi” (Bỡn Nhân Tình – NCT)

  “Càng già, càng do, càng dai !” (Giã Cưới Nàng Hu – NCT)
  • Mang tư tưởng đạo Phật, đời là bể khổ, hư ảo, vô nghĩa –
“Có có không không, lo hết kiếp,” (Tự Tình – NCT)
“Trời đất hễ có hình là có hoại,” (Vịnh Nhân Sinh – NCT)

Là một người có biệt tài về chữ Nôm, ông đã để lại một gia sản thi văn bằng chữ Nôm phong phú và đa dạng. Theo Giáo Sư Phạm Thế Ngũ trong “Việt Nam Văn Học Sử Giản Ước Tân Biên”, Nguyễn Công Trứ đã để lại
  • 1 bài phú (Hàn Nho Phong vị Phú)
  • 52 bài thơ luật, đa số là thể thất ngôn bát cú. Ông cũng viết theo thể tứ tuyệt, liên hoàn và yết hậu. Bốn bài liên hoàn nổi tiếng của ông có tựa là “Than Nghèo”. Sau đây là thí dụ một bài thơ của Nguyễn Công Tứ viết theo thể Yết hậu:
Ðánh thì không thấp cũng không cao
Ðược thì vơ cả, thua thì chạy
Nào!”
(Đánh Tổ Tôm – NCT)
  • 63 bài hát nói
  • 21 câu đi Nôm
  • 2 bn tung (Tu Hi va Lý Phng công)
  • Nhiu bài s bng Hán văn dâng lên vua khi ông đang làm quan đ gii bày v thut tr nước yên dân.
Danh sách các bài thi văn của Nguyễn công Trứ xếp theo thứ tự abc:
(Xin click vào tựa bài thơ để mở bài thơ)
  • Bài ca ngt ngưởng
  • Bỏ vợ lẽ cảm tác
  • Bỡn cô đào già
  • Bỡn nhân tình
  • Ca tự biệt
  • Cách đi
  • Cái già theo đui
  • Câu đi t thut
  • Cây cau
  • Công khai thác 
  • Cm tác lúc v già
  • Cnh xa nhà
  • Cm kỳ thi tu bài 1
  • Cm kỳ thi tu bài 2
  • Cm kỳ thi tu bài 3
  • Chí làm trai
  • Chí nam nhi
  • Ch nhàn
  • Chữ tình
  • Chơi xuân ko hết xuân đi
  • Con to ghen ghét
  • Duyên gặp gỡ
  • Đánh t tôm
  • Đánh thc người đi
  • Đùa quan đi thn
  • Đi người thm thot
  • Đi thi t vnh
  • Đường công danh
  • Gánh gạo đưa chồng
  • Hàn nho phong v phú
  • Hành tàng
  • Ho bài Than ngh ca Đình Trai
  • K
  • Kht n thua t tôm
  • Khuyên người đi
  • Làm quan b cách
  • Lời tiểu thiếp tự tình
  • Mun thành đt
  • N công danh
  • N nam nhi
  • N phong lưu
  • N tang bng
  • Nghĩa người đi
  • Nhà th tht ho
  • Nhàn nhân vi quý nhân
  • Nhân tình thế thái
  • Phn anh nghèo
  • Phn s làm trai
  • Phường danh li
  • Su tình
  • Tang bng là n
  • Tài tình
  • Tết nhà nghèo
  • T tình
  • T thut 1
  • T thut 2
  • T thut bài 1 (Quân t c cùng)
  • T thut bài 2 (Hi gió mây)
  • T thut bài 3 (Thú đin viên)
  • T thut bài 4 (Thú n dt)
  • Than cnh nghèo
  • Thích chí ngao du
  • Thói đi
  • Thú nguyt hoa
  • Thú t tôm
  • Thú thanh nhàn
  • Tht thp t th
  • Thy và t
  • Thế tình đi vi người nghèo
  • Thế tình đen bc
  • Thế tình bc bo
  • Thoát vòng danh li
  • Thua bc
  • Thơ đ mo cau
  • Trách đi
  • Trách người đi
  • Trách tình nhân
  • Trò đi
  • Trng đi c
  • Trong trn my mt làng chơi
  • Trường An hoài c
  • Trương Lương
  • Tui già cưới v hu
  • Tương tư
  • Ung rượu t vnh
  • Vinh nhc
  • Vnh đng tin
  • Vnh cây thông
  • Vnh cây vông
  • Vnh cnh Hà Ni
  • Vnh cnh nghèo
  • Vnh ch tình
  • Vnh Di, T
  • Vnh Hàn Tín
  • Vnh hu Xích Bích
  • Vnh h Tây
  • Vnh Khut Nguyên
  • Vnh mùa đông
  • Vnh mùa đông (hát nói)
  • Vnh mùa h
  • Vnh mùa thu
  • Vnh mùa xuân
  • Vnh nhân sinh
  • Vnh Pht
  • Vnh su tình
  • Vnh s đi
  • Vnh tỳ bà
  • Vnh Thuý Kiu
  • Vnh tin Xích Bích
  • Vnh Trương Lưu Hu
  • Vnh văn võ
  • Vô cu
  • Vui cnh nghèo
  • Yêu hoa


VII. KẾT
Tóm lại, Nguyễn Công Trứ là một nhân tài của đất nước. Ông là một nhà trí thức khoa bảng đa năng đa tài, đóng góp tích cực cho triều Nguyễn, xây dựng quê hương dân tộc qua nhiều lãnh vực. Ông là  một
  • nhà giáo dục với chức vụ Tư Nghiệp Quốc Tử Giám, Tòng Tứ phẩm, lãnh đạo Trường Đại học ở Kinh đô. Ông chấm thi và là Chủ Khảo Trường thi Hà Nội. Khi làm Dinh Điền Sứ, ông đã xin Vua lập trường học cho dân, trẻ em tám tuổi phải đi học.
  • nhà viết sử khi là việc ở Quốc Sử Quán với chức vụ Biên Tu
  • nhà lãnh đạo quản trị một vùng hành chính, cai trị xử phạt nghiêm minh, từ cương vị đứng đầu một Huyện (Tri Huyện Đường Hào) cho đến cấp liên tỉnh (Tổng đốc Hải Yên gồm hai tỉnh Hải Dương và Quảng Yên – Quảng Ninh ngày nay)
  • nhà quân sự đa mưu túc trí, một võ tướng, cầm quân đánh dẹp thành công các cuộc nổi dậy ở nhiều địa phương, đánh quân Xiêm (Thái Lan) và Chân Lạp (Kampuchia), làm đến chức Binh Bộ Thượng Thư
  • quan tòa theo đúng luật pháp, thưởng phạt rõ ràng
  • nhà tư tưởng với kế sách cai trị đất nước hiệu quả, với triết lý sống ở đời
  • nhà tâm lý, biết vận động để người dân ủng hộ các công trình khai hoang của ông; biết tâm lý của kẻ địch để có kế hoạch hành động hiệu quả như khi đi dẹp cuộc nổi dậy của Phan Bá Vành
  • thi sĩ với sức sáng tác dồi dào, để lại nhiều bài thơ phú được yêu thích
  • nghệ nhân trong nghệ thuật hát Ả Đào và Ca Trù, là tác giả nhiều bài Hát nói nổi tiếng và là nghệ nhân sử dụng đàn Đáy
  • nhà doanh điền biết lo cho dân, hiệu quả trong việc khai khẩn đất hoang để dân chúng có công ăn việc làm, đặc biệt là người nghèo.
Xin được mượn lời ghi của Quốc Sử Quán Triều Nguyễn về Nguyễn Công trứ để làm phần kết cho bài viết này:
Công Trứ là người trác lạc, có tài khí, có tài làm văn càng giỏi về quốc âm, làm ra thi ca rất nhiều, khí hào mại, phổ đầy ở trong âm luật; đến nay hãy còn truyền tụng. Trứ làm quan thường bị bãi cách rồi lại được cất nhắc lên ngay; tỏ sức ở chiến trường nhiều lần lập công được chiến trận. Buổi đầu Trứ lĩnh chức Danh Điền, sửa sang mới có trong một năm mà các việc đều có đầu mối, mở mang ruộng đất, tụ họp lưu dân, thành ra mối lợi vĩnh viễn. Khi tuổi già về nghỉ, tức thì bỏ qua việc đời, chơi thú sơn thuỷ, trải hơn mười năm có cái hứng thú phớt thoảng ra ngoài sự vật. Đến nay người ta, phần nhiều tưởng đến phong độ khí khái của ông. Sau khi Trứ mất, các huyện ấp do ông lập ra đều dựng đền để thờ.” (Đại Nam Chính Biên Liệt Truyện).

Thật đáng khâm phục!

Nguyễn Đăng Thảo
Adelaide 28/3/2015

Tài Liệu Tham Khảo
Phạm Thế Ngũ    Việt Nam Văn Học Sử Giản ước Tân Biên – Văn Học Lịch Triều: Việt Văn, Quốc Học Tùng Thư, Sài Gòn, Đại Nam xuất bản lại, Glendale, California, USA, không đề ngày
         
Cao Xuân Dục    Quốc Triều Chánh Biên Toát Yếu, quyển 3, Thế kỷ 20, 1908, Quốc Sử Quán Triều Nguyễn dịch năm 1925, Nhóm Nghiên Cứu Sử Ðịa xuất bản, Sài Gòn, 1972

Dương Quảng Hàm Văn Học Việt Nam – Hiệu đính theo Chương trình Trung Học, Bộ Giáo Dục Trung Tâm Học Liệu Xuất Bản, Sài Gòn, Đại Nam xuất bản lại, Glendale, California, USA, không đề ngày    
   
Quốc Sử Quán Triều Nguyễn Đại Nam Liệt Truyện – Chính Biên – Nhị Tập, quyển 20, người dịch: Nguyễn Mạnh Duân, Đỗ Mộng Khương, Ngô Hữu Tạo, Phạm Huy Giu, Viện Sử Học Việt Nam, Tái bản lần thứ 2, NXB Thuận Hóa, Huế, 2006

Phan Thúc Trực  Quốc Sử Di Biên, người dịch: Đỗ Mộng Khương, Viện Sử Học, NXB Văn Hóa Thông Tin, Hà Nội, 2009

Trần Trọng Kim   Việt Nam Sử Lược, Quyển 2, Bộ Giáo Dục Trung Tâm Học Liệu Xuất Bản, Sài Gòn, 1971, Đại Nam xuất bản lại, Glendale, California, USA, không đề ngày
Huyền Li              36 Giai Thoại Về Nguyễn Công Trứ, Văn Hóa Nghệ An, 2009,  <http://vanhoanghean.com.vn/component/k2/36-giai-thoai-ve-nguyen-cong-tru> viewed on 22-3-2015
Trần Gia Phụng   Học Trò Trong Quảng Ra Thi, bài thuyết trình tại Đại hội Quảng Nam-Đà Nẵng ngày 9-11-2013 tại Toronto, <http://www.phanchautrinhdanang.org/hoctro.html> viewed on 22-3-2015
Trần Ngọc Vương Kỷ niệm 150 năm ngày mất của Nguyễn Công Trứ: Còn Nhiều Điều Vỡ Lẽ Về Ông Đang Chờ Phía Trước, Tia Sáng, Bộ Khoa Học và Công nghệ, 2009,  <http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=96&News=2603&CategoryID=30> viewed on 22-3-2015

No comments:

Post a Comment