Nguyễn Đăng Thảo sưu tập
Nguyễn
Công Trứ là một vị quan thanh liêm vì dân vì nước. Ông đã có những lý tưởng sống
ở đời và đã hành động bằng những
lý tưởng đó. Dù khi sống đời một
hàn sĩ nghèo khó hay là một
vị đại thần từng
giữ những chức vị
cao như Thượng thư, Tổng đốc, mang hàm Chánh Nhị Phẩm,
chỉ dưới hàm Chánh Nhất Phẩm trong hệ
thống Cửu phẩm (9 phẩm,
mỗi phẩm có hai cấp) với 18 cấp
quan lại trong triều đình nhà Nguyễn, ông vẫn một mực
phong lưu đa tình.

Sau đây, xin mời
quý bạn đọc những bài thơ tình của
Nguyễn Công Trứ để xem ông diễn
tả tình yêu nam nữ như thế nào? Xin hiểu rằng ông sáng tác những
bài thơ này vào khoảng
cuối Thế kỷ 18 đến
khoảng giữa Thế kỷ
19. Các bài thơ được sắp theo thứ tự abc. (Nguyễn Đăng Thảo)
Bỏ Vợ Lẽ Cảm Tác
Mười hai bến nước,
một con thuyền
Tình tự xa xôi, đố vẽ nên!
Tự biệt nhiều lời so vắn giấy (1)
Tương tư nặng gánh chứa đầy thuyền
Rồi đây nỏ (2) biết quên hay nhớ
Từ đó mà mang nợ với duyên
Tình ấy trăng kia như biết với
Chia làm hai nửa giọi hai bên!
Tình tự xa xôi, đố vẽ nên!
Tự biệt nhiều lời so vắn giấy (1)
Tương tư nặng gánh chứa đầy thuyền
Rồi đây nỏ (2) biết quên hay nhớ
Từ đó mà mang nợ với duyên
Tình ấy trăng kia như biết với
Chia làm hai nửa giọi hai bên!
----------------------------------------------------------------------------------------------------
(1) Lời
chia tay giấy ngắn tình dài
(2)
Chẳng, không
Bỡn Cô Đào Già (1)
Liếc
trông giá đáng mấy mười mươi
Giăng xế nhưng mà cung
chửa khuyết
Hoa tàn song lại nhị còn tươi
Chia đôi duyên nọ đà hơn một
Mà nét xuân kia vẹn cả mười
Vì chút tình duyên nên đằm
thắm
Khéo làm cho bận khách
làng chơi
--------------------------------------------
(1) Cô đào ở
đây chỉ Hiệu Thư, là cô đào nương hát Ả
Đào mà NCT từng say mê
khi còn là một hàn sĩ. Là
một nghệ nhân đánh đàn đáy giỏi trong nghệ thuật hát Ả
Đào, ông đã xin làm người
“kép” đệm đàn cho nàng để được gần
nàng khi đi hát các nơi. Trong một
lần đi trình diễn, ông đã bồng bột tỏ
tình với nàng giữa cánh đồng khi xưa. Trong
một buổi lễ sinh nhật
của ông khi đang làm Tổng đốc Hải
An, là một người yêu thích nghệ thuật hát Ả
Đào, ông đã mời đào nương đến
hát. Thật bất ngờ, cô đào nương hôm đó lại
chính là người tình cũ Hiệu Thư trên cánh đồng
năm xưa. Hai người
gặp lại nhau. Tình yêu vẫn còn đầy và ông cưới
nàng làm thiếp. Ông
sáng tác bài thơ này để
ghi lại buổi tương phùng ấy.
Bỡn Nhân Tình (1)
Tau ở nhà tau, tau nhớ mi, (2)
Nhớ mi nên phải bước chân đi.
Không đi mi nói răng không đến?
Đến thì mi nói đến mần chi?
Mần chi ta đã mần chi được?
Mần được ta mần đã lắm khi.
Nhớ mi nên phải bước chân đi.
Không đi mi nói răng không đến?
Đến thì mi nói đến mần chi?
Mần chi ta đã mần chi được?
Mần được ta mần đã lắm khi.
--------------------------------------------------------------------------------------
(1) Theo giai thoại thì Nguyễn
Công Trứ làm bài thơ này sau
khi đã về hưu. Ông hay
đi hát Ả đào. Ông
tự viết lời cho đào nương hát. Ông thoải
mái nghe bài hát và rung đùi thưởng
trống mỗi khi đắc ý. Có một
cô đào trẻ chừng mười sáu mười
bảy tuổi mê cái tài hoa khác người của Cụ,
còn Cụ thì mê nhan sắc mơn mởn đào tơ của cô nàng nên họ thành nhân tình với nhau. Cụ bận, lâu không đến
thì cô trách. Cụ nhớ nên tìm đến thì cô hỏi kiểu hờn
mát đến mần chi?. Trớ trêu thế nên Cụ mới
làm bài thơ này để
nói lên tâm trạng phức tạp của
mình.
(2) Vì Nguyễn Công Trứ là người Hà Tĩnh nên ông dùng ngôn từ thông dụng của dân gian miền Trung như : mi = mày, tau = tao, răng = sao, chi = gì, mần = làm
(2) Vì Nguyễn Công Trứ là người Hà Tĩnh nên ông dùng ngôn từ thông dụng của dân gian miền Trung như : mi = mày, tau = tao, răng = sao, chi = gì, mần = làm
Ca Tự Biệt
Kẻ
về người ở
Bồi hồi thay lúc phân kỳ
Khéo quấy người hai chữ tình si
Lửa ly biệt bầng bầng (1) không lúc nguội!
Bát ngát trăm đường bối rối
Biệt thì dung dị, kiến thì nan
Trót đa mang khúc hát cung đàn
Nên dan díu mối tình chưa dứt
Sá nghĩ xa xôi nghìn dặm đất
Tiếc công đeo đẳng mấy năm trời
Khi ra vào tiếng nói giọng cười
Một ngày cũng là người tri kỷ
Sao nỡ để kẻ vui người tẻ
Gánh tương tư riêng nặng bề bề?
Thương thay người ở đôi quê
Nẻo đi thì nhớ, nẻo về thì thương!
Tính sao cho vẹn trăm đường?
Bồi hồi thay lúc phân kỳ
Khéo quấy người hai chữ tình si
Lửa ly biệt bầng bầng (1) không lúc nguội!
Bát ngát trăm đường bối rối
Biệt thì dung dị, kiến thì nan
Trót đa mang khúc hát cung đàn
Nên dan díu mối tình chưa dứt
Sá nghĩ xa xôi nghìn dặm đất
Tiếc công đeo đẳng mấy năm trời
Khi ra vào tiếng nói giọng cười
Một ngày cũng là người tri kỷ
Sao nỡ để kẻ vui người tẻ
Gánh tương tư riêng nặng bề bề?
Thương thay người ở đôi quê
Nẻo đi thì nhớ, nẻo về thì thương!
Tính sao cho vẹn trăm đường?
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
(1) Bừng
bừng
Chữ
Tình
Mữu:
Chữ
tình là chữ chi chi,
Dẩu chi chi cũng chi chi với tình.
Sầu ai lấp cả vòm trời,
Biết chăng chăng biết hỡi người tình chung ?
Hát nói:
Đa tình là dở,
Đã mắc vào đố gỡ cho ra !
Dẩu chi chi cũng chi chi với tình.
Sầu ai lấp cả vòm trời,
Biết chăng chăng biết hỡi người tình chung ?
Hát nói:
Đa tình là dở,
Đã mắc vào đố gỡ cho ra !
Khéo quấy người một cái tinh ma,
Trói buộc kẻ hào hoa biết mấy !
Đã gọi người nằm thiên cổ dậy,
Lại đưa hồn lúc ngũ canh đi.
Nực
cười thay lúc phân kỳ,
Trông chẳng nói, xiết bao nhiêu biệt lệ.
Tình huống ấy dẩu bút thần khôn vẽ,
Càng tài tình càng ngốc, càng si.
Cái tình là cái chi chi ?
Trông chẳng nói, xiết bao nhiêu biệt lệ.
Tình huống ấy dẩu bút thần khôn vẽ,
Càng tài tình càng ngốc, càng si.
Cái tình là cái chi chi ?
Duyên Gặp Gỡ
Tài tử giai nhân tế ngộ nan (1)
Trai anh hùng gặp gái thuyền quyên
Trong nhất kiến (2) tình duyên như đã
Tỳ bà hữu hạnh phùng Tư mã (3)
Quân tử đa tình cánh khả lân (4)
Nọ mấy người tài tử giai nhân
Duyên chỉ thắm bỗng dần dần đưa lại
Dầu nghìn dặm băng sơn quế hải
Đã tình duyên xe lại cũng nên gần
Liễu hoa vừa gặp chúa xuân
Châu Trần nào có Châu Trần này hơn
Anh hùng hà xứ bất giang sơn? (5)
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
(1) Vua giỏi
tướng tài dễ gặp nhau / trai tài gái sắc khó gặp
gỡ
(2) Một
lần gặp mặt
(3)Tỳ bà có duyên may gặp Tư Mã (Tỳ bà ở đây được dùng để
chỉ người con gái đẹp và cao sang. Tỳ bà là cây
đàn mà những người con gái trong gia đình quyền quý vọng tộc
ngày xưa dùng để
đánh đàn chơi nhạc. Tư mã tức Tư Mã Tương Như, một danh cầm giỏi thi phú đời
nhà Hán bên Tàu. Trác Văn Quân là một
quả phụ trẻ đẹp
con một vương tôn giàu
có, khi nghe Tư Mã Tương Như gãy khúc”Phụng
Cầu Hoàng” thì say mê tiếng đàn của chàng và yêu thương người đánh đàn. Nàng bèn bỏ nhà đi theo Tư Mã dù phải sống trong nghèo khó. Hai người sống
hạnh phúc bên nhau. Sau Tư Mã muốn cưới thêm một
nàng thiếp, Trác Văn Quân
sáng tác khúc “Bạch Đầu Ngâm”, chàng nghe cảm động và bỏ
đi ý tưởng muốn lấy thêm vợ
lẻ)
(4) Quân tử
đa tình nên lắm nỗi xót thương
(5) Với
khách anh hùng thì nơi nào chẳng
là đất nước mình

Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non
Hát nói:
Lộ diệc vũ trùng trung chi nhất (1)
Thương cái cò lặn lội bờ sông
Tiếng nỉ non gánh gạo đưa chồng
Ngoài nghìn dặm một trời một nước
Trông bóng nhạn bâng khuâng từng bước
Nghe tiếng quyên khắc khoải năm canh
Nghĩa tép tôm ai nỡ dứt tình
Ơn thuỷ thổ phải đền cho vẹn xóng (2)
Trường tên đạn, xin chàng bảo trọng
Thiếp lui về nuôi cái cùng con
Cao Bằng cách trở nước non
Mình trong trắng có quỉ thần a hộ
Sức bay nhảy một phen năng nổ
Đá Yên Nhiên còn đó chẳng mòn
Đồng hưu (3) rạng chép thẻ son
Chàng nên danh giá, thiếp còn trẻ trung
Yêu nhau khăng khít dải đồng
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
(1) Cò là loài vật có lông, có tình
(2) Trọn
vẹn
(3) Cùng nghỉ ngơi
vui vẻ
Lời
Tiểu Thiếp Tự Tình
Buồn
sực nhớ đài trang cảnh cũ
Nhớ trượng phu trong dạ bàng hoàng
Mái tây sơn sương tỏa mấy
lần
Thân cái nhện không vò mà
cũng rối
Chỉn tại tơ hồng
trêu quấy nỗi
Há rằng dây đỏ ghét ghen chi
Chốn cô phòng năn nỉ với cầm
thi
Đường viễn hoạn ngõ hầu
tình chăng nhẽ?
Trong trần thế sầu lây mấy
kẻ
Giọng Hà Đông thêm cám cảnh cho ai!
Xin cho giời đất lâu dài
Hồng nhan phải giống ở
đời mãi ru?
Thấu tình chăng kẻ trượng phu?
Biết chăng chẳng biết hỡi
người tình chung
Xuân sầu mang mang tắc thiên địa (1)
Giống ở đâu vô ảnh vô hình
Cứ tò tò quanh quẩn bên mình
Khiến ngẩn ngẩn ngơ ngơ đủ chứng
Hỏi trăng gió gió trăng hờ hững
Ngắm cỏ hoa hoa cỏ ngậm ngùi.
Xuân sầu mang mang tắc thiên địa (1)
Giống ở đâu vô ảnh vô hình
Cứ tò tò quanh quẩn bên mình
Khiến ngẩn ngẩn ngơ ngơ đủ chứng
Hỏi trăng gió gió trăng hờ hững
Ngắm cỏ hoa hoa cỏ ngậm ngùi.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
(1) Xuân sầu lai láng đất trời
Ðứng
núi này trông núi nọ cao
Nhân tình ơ hỡ biết làm sao!
Nghĩ mình chưa phải tình Kim Trọng
Mà đó đà mang nợ Thúy Kiều
Non nước nước non ngao ngán nỗi
Cỏ hoa hoa cỏ ngẩn ngơ chiều
Vườn hoa kia để ai rong rả
Ong bướm xông pha dáng cũng nhiều
Nhân tình ơ hỡ biết làm sao!
Nghĩ mình chưa phải tình Kim Trọng
Mà đó đà mang nợ Thúy Kiều
Non nước nước non ngao ngán nỗi
Cỏ hoa hoa cỏ ngẩn ngơ chiều
Vườn hoa kia để ai rong rả
Ong bướm xông pha dáng cũng nhiều
Trẻ
tạo hoá ngẩn ngơ lắm việc
Già Nguyệt ông cắc cớ trêu nhau
Kìa những người mái tuyết đã phau phau
Run rẩy kẻ đào tơ còn mảnh mảnh
Trong trướng gấm ngọn đèn hoa nhấp nhánh
Nhất toạ lê hoa áp hải đường (1)
Từ đây tạc đá ghi vàng
Bởi đâu, trước lựa tơ chắp chỉ
Tân nhân dục vấn lang niên kỷ?
Ngũ thập niên tiền nhị thập tam! (2)
Tình đã chung, lứa cũng phải vam (3)
Suốt kim cổ lấy làm vận sự
Trong trần thế duyên duyên nợ nợ
Duyên cũng đành mà nợ cũng đành
Xưa nay mấy kẻ đa tình
Lão Trần (4) là một với mình là hai
Càng già càng dẻo càng dai!
Già Nguyệt ông cắc cớ trêu nhau
Kìa những người mái tuyết đã phau phau
Run rẩy kẻ đào tơ còn mảnh mảnh
Trong trướng gấm ngọn đèn hoa nhấp nhánh
Nhất toạ lê hoa áp hải đường (1)
Từ đây tạc đá ghi vàng
Bởi đâu, trước lựa tơ chắp chỉ
Tân nhân dục vấn lang niên kỷ?
Ngũ thập niên tiền nhị thập tam! (2)
Tình đã chung, lứa cũng phải vam (3)
Suốt kim cổ lấy làm vận sự
Trong trần thế duyên duyên nợ nợ
Duyên cũng đành mà nợ cũng đành
Xưa nay mấy kẻ đa tình
Lão Trần (4) là một với mình là hai
Càng già càng dẻo càng dai!
----------------------------------------------------------------------------------------------------
(1) Một
chùm hoa lê ôm sát đóa hoa hải
đường (“Chùm hoa lê” để chỉ mái đầu
bạc của tuổi già. “Đóa hải
đường” chỉ cô gái trẻ đẹp tươi mát như đóa hoa hải
đường)
(2) Cô dâu mới hỏi
người chồng bao nhiêu tuổi? (Trả lời)
Năm mươi năm trước
hai mươi ba
(3) “Vam” từ địa
phương cổ
nghĩa là “vừa”.
Tương Tư
Tương tư không biết
cái làm sao?
Muốn vẽ mà chơi, vẽ được nào!
Khi đứng khi ngồi khi nói chuyện
Lúc say lúc tỉnh lúc chiêm bao
Trăng soi trước mặt, ngờ chân bước
Gió thổi bên tai, ngỡ miệng chào
Một nước một non, người một ngả
Tương tư không biết cái làm sao?
Muốn vẽ mà chơi, vẽ được nào!
Khi đứng khi ngồi khi nói chuyện
Lúc say lúc tỉnh lúc chiêm bao
Trăng soi trước mặt, ngờ chân bước
Gió thổi bên tai, ngỡ miệng chào
Một nước một non, người một ngả
Tương tư không biết cái làm sao?
Vịnh Chữ Tình

Dẫu chi chi cũng chi chi với tình
Đa tình là dở, đã mắc vào đố gỡ cho ra!
Khéo quấy người một cái tinh ma
Trói buộc kẻ hào hoa biết mấy!
Đã gọi người nằm thiên cổ dậy
Lại đưa hồn lúc ngũ canh đi
Nực cười thay lúc phân kỳ
Trông chẳng nói, biết bao nhiêu biệt lệ
Tình huống ấy dẩu bút thần khôn vẽ
Càng tài tình càng ngốc, càng si
Cái tình là cái chi chi?
Mưỡu:
Sầu ai lấp cả vòng giời
Biết chăng chẳng biết hỡi người tình chung?
Sầu ai lấp cả vòng giời
Biết chăng chẳng biết hỡi người tình chung?
Hát nói:
Xuân sầu mang mang tắc thiên địa (1)
Giống ở đâu vô ảnh vô hình
Cứ tò mò quanh quẩn bên mình
Khiến ngẩn ngẩn ngơ ngơ đủ chứng
Hỏi trăng gió, gió trăng hờ hững
Ngắm cỏ hoa, hoa cỏ ngậm ngùi
Gươm đoạn sầu, thơ trục muộn đủ rồi
Còn lẽo đẽo vô trung sinh hữu
Dục phá sầu thành tu dụng tửu
Tuý tự tuý đảo sầu tự sầu (2)
Rượu với sầu như gió mã ngưu
Trong lai láng biết tránh đâu cho khỏi?
Càng tài tử càng nhiều tình ái
Cái sầu kia theo hình ấy mà ra
Mua sầu tại kẻ hào hoa
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
(1) Xuân sầu
lai láng đất trời
(2) Để phá bức tường thành sầu
đau phải dùng rượu. (Nhưng ) say rượu
bị té ngã là do say, thì sầu tự nó mang nỗi
sầu
Mưỡu:
Não nùng một khúc tỳ bà,
Giang Châu tư mã (1) ai là tri âm.
Hát Nói:
Tầm Dương giang đầu dạ tống khách, (2)
Bóng trăng thu chênh chếch bên thuyền.
Tiếng tỳ bà ai khéo gẩy nên,
Xui lòng khách thiên nhai (3)luống những.
Ai oán nhẽ bốn dây văng vẳng,
Nỗi bất bình như khấp, như tố, như oán, như than. (4)
Nực cười thay cái phận hồng nhan,
Nào những khách Ngũ Lăng (5) đâu vắng tá.
Yên thuỷ mang mang thiên ngũ dạ,
Tỳ bà khúc khúc nguyệt tam canh. (6)
Bến Tầm Dương cảnh ấy xiết bao tình,
Chiếc thuyền luống đi về trong bóng nguyệt.
Người viễn khách biết chăng chẳng biết,
Khúc đàn này biết gẩy cùng ai.
Giang đầu hạnh hữu khách lai. (7)
Não nùng một khúc tỳ bà,
Giang Châu tư mã (1) ai là tri âm.
Hát Nói:
Tầm Dương giang đầu dạ tống khách, (2)
Bóng trăng thu chênh chếch bên thuyền.
Tiếng tỳ bà ai khéo gẩy nên,
Xui lòng khách thiên nhai (3)luống những.
Ai oán nhẽ bốn dây văng vẳng,
Nỗi bất bình như khấp, như tố, như oán, như than. (4)
Nực cười thay cái phận hồng nhan,
Nào những khách Ngũ Lăng (5) đâu vắng tá.
Yên thuỷ mang mang thiên ngũ dạ,
Tỳ bà khúc khúc nguyệt tam canh. (6)
Bến Tầm Dương cảnh ấy xiết bao tình,
Chiếc thuyền luống đi về trong bóng nguyệt.
Người viễn khách biết chăng chẳng biết,
Khúc đàn này biết gẩy cùng ai.
Giang đầu hạnh hữu khách lai. (7)
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
(1) Vị
quan Tư Mã đất Giang Châu, Trung Hoa. Chỉ sự tích về
ông Bạch Cư Dị, khi ra làm quan Tư Mã ở Giang châu, nghe người kỷ nữ
ở bến Tầm Dương
than than trách phận, đã
cảm hứng viết nên khúc Tỳ Bà Hành, trong đó có câu:
“Tọa
trung khấp hạ thùy tối đa,
Giang Châu Tư mã thanh sam thấp”
Dịch:
Lệ
ai chan chứa hơn người,
Giang Châu Tư Mã đượm tà áo xanh
(2) Đêm tiễn
khách trên Bến sông Tầm Dương. (Đây là câu thơ mở đầu trong Tỳ Bà Hành của Bạch
Cư Dị đời nhà Đường
bên Trung Hoa)
(3) Bên trời
(4) Như khóc, như kêu gào, như oán trách, như than thở.
(Câu này ở trong bài phú
Tiền Xích Bích của Tô Đông Pha đời nhà Tống bên Trung Hoa
(5) “Khách Ngũ Lăng” chỉ những người
khách giàu sang hào hiệp
(6) Đêm năm canh khói nước mờ mờ;
Khúc nhạc tỳ bà réo rắt suốt ba canh
(7) Bến
sông may mắn có khách đến
Yêu Hoa
Ngồi
thử ngẫm trăm hoa ai nhuốm
Một hoa là riêng một sắc hương
Khi chưa xuân khép nép bên tường
Còn phong nhụy đợi đông hoàng (1)về cán đáng
Liễu tía, đào hường mai trắng trắng
Lan tươi, huệ tốt, lý xanh xanh
Thêm hương khi gió lá mưa cành
Mở mặt thấy giang sơn cười chúm chím
Khách thập thúy (2)say màu hoa diễm
Đối mặt hoa mà cầm, mà kỳ, mà tửu, mà thi
Khuyên ai đừng dở cuộc ly phi (3)
Trân trọng lấy hương giời cho trọn vẹn
Hoa với khách như đà có hẹn
Ưa màu nào, màu ấy là xinh
Trăm hoa cũng bẻ một cành
Một hoa là riêng một sắc hương
Khi chưa xuân khép nép bên tường
Còn phong nhụy đợi đông hoàng (1)về cán đáng
Liễu tía, đào hường mai trắng trắng
Lan tươi, huệ tốt, lý xanh xanh
Thêm hương khi gió lá mưa cành
Mở mặt thấy giang sơn cười chúm chím
Khách thập thúy (2)say màu hoa diễm
Đối mặt hoa mà cầm, mà kỳ, mà tửu, mà thi
Khuyên ai đừng dở cuộc ly phi (3)
Trân trọng lấy hương giời cho trọn vẹn
Hoa với khách như đà có hẹn
Ưa màu nào, màu ấy là xinh
Trăm hoa cũng bẻ một cành
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
(1) “Đông hoàng” hay đông quân nghĩa là
chúa xuân
(2) Chọn
nhặt cái đẹp. “Khách thập thúy” chỉ người du xuân
(3) Chia ly
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Dương
Quảng Hàm Văn Học Việt Nam – Hiệu
đính theo Chương trình
Trung Học, Bộ Giáo Dục Trung Tâm Học
Liệu Xuất Bản, Sài Gòn, Đại
Nam xuất bản lại, Glendale, California, USA, không đề ngày
Phạm
Thế Ngũ Việt
Nam Văn Học Sử Giản Ước
Tân Biên – Văn Học Lịch Triều: Việt
Văn, Quốc Học Tùng Thu, Sài Gòn, Đại Nam xuất bản lại,
Glendale, California, USA, không đề
ngày
Trương Chính Thơ Văn Nguyễn
Công Trứ, Nxb Văn học, 1983
Đỗ
Bằng Đoàn và Đỗ Trọng Huề
Việt Nam Ca Trù Biên Khảo, Nxb TPHCM tái bản, 1990
Tường
Phượng, Phan Văn Sách,
Bùi Hữu Sung Việt Văn Diễn Giảng Hậu Bán Thế Kỷ Thứ XIX, Trường Nguyễn Khuyến xuất bản, Hà Nội, 1953
Đoàn Tử
Huyến Nguyễn Công Trứ - Cuộc Đời
và Thơ, NXB Lao Động, Sài Gòn, 2011
Trần
Trung Viên sưu tập
1926, Hư Chu hiệu
chính 1968 Văn đàn bảo
giám, Xuân Thu in lại,
California, USA, không đề
ngày
Nguyễn
Văn Ngọc Nam Thi Hợp Tuyển, NXB Bốn
Phương, Hà Nội,
1951
No comments:
Post a Comment